Đánh ghen gây thương tích bị xử lý như thế nào theo quy định 2023?

bởi Ngọc Gấm
Đánh ghen gây thương tích bị xử lý như thế nào?

Chào Luật sư, vì quá bức xúc ba tôi ngoại tình nên mẹ toi và dì đã đi đánh ghen ba tôi tại đường Nguyễn Tri Phương, sau đó vì gây rối trật tự công cộng nên mẹ tôi đã bị công an triệu tập. Vậy Luật sư có thể cho tôi hỏi đánh ghen gây thương tích bị xử lý như thế nào được không ạ? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.

Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về việc đánh ghen gây thương tích bị xử lý như thế nào?. LSX mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.

Căn cứ pháp lý

Quyền và nghĩa vụ của vợ chồng trong hôn nhân tại Việt Nam

Để cuộc sống vợ chồng trở nên bình đẳng hơn, Nhà nước Việt Nam đã quy định về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng trong hôn nhân tại Việt Nam. Thông qua quy định trên ta biết được trong cuộc sống hôn nhân vợ chồng vợ chồng cần cư xử với nhau như thế nào.

Theo quy định tại Mục I Chương 3 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng trong hôn nhân tại Việt Nam như sau:

– Bình đẳng về quyền, nghĩa vụ giữa vợ, chồng: Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền, nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình, trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của công dân được quy định trong Hiến pháp, Luật này và các luật khác có liên quan.

– Bảo vệ quyền, nghĩa vụ về nhân thân của vợ, chồng: Quyền, nghĩa vụ về nhân thân của vợ, chồng quy định tại Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan được tôn trọng và bảo vệ.

– Tình nghĩa vợ chồng: Vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình. Vợ chồng có nghĩa vụ sống chung với nhau, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc do yêu cầu của nghề nghiệp, công tác, học tập, tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và lý do chính đáng khác.

– Lựa chọn nơi cư trú của vợ chồng: Việc lựa chọn nơi cư trú của vợ chồng do vợ chồng thỏa thuận, không bị ràng buộc bởi phong tục, tập quán, địa giới hành chính.

– Tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của vợ, chồng: Vợ, chồng có nghĩa vụ tôn trọng, giữ gìn và bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín cho nhau.

– Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của vợ, chồng: Vợ, chồng có nghĩa vụ tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau.

– Quyền, nghĩa vụ về học tập, làm việc, tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội: Vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ tạo điều kiện, giúp đỡ nhau chọn nghề nghiệp; học tập, nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.

Thế nào là hành vi ngoại tình theo quy định pháp luật

Ngoại tình không chỉ là hành vi vi phạm về mặt đạo đức mà hành vi ngoại tình còn là hành vi trái với quy định của pháp luật. Dưới góc độ pháp luật hình sự, hành vi ngoại tình được ghi nhận là hành vi của người “đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ”.

Trong đó hành vi chung sống như vợ chồng theo quy định tại khoản 3.1 Điều 3 Thông tư liên tịch 01/2001/TTLT-BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC quy định như sau: 

Chung sống như vợ chồng là việc người đang có vợ, có chồng chung sống với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà lại chung sống với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ một cách công khai hoặc không công khai nhưng cùng sinh hoạt chung như một gia đình. Việc chung sống như vợ chồng thường được chứng minh bằng việc có con chung, được hàng xóm và xã hội xung quanh coi như vợ chồng, có tài sản chung đã được gia đình cơ quan, đoàn thể giáo dục mà vẫn tiếp tục duy trì quan hệ đó

Đánh ghen gây thương tích bị xử lý như thế nào?
Đánh ghen gây thương tích bị xử lý như thế nào?

Đánh ghen gây thương tích bị xử lý như thế nào?

Đánh ghen tuy không phải làm hành vi bị pháp luật nghiêm cấm, tuy nhiên nếu việc đánh ghen của bạn gây ra thương tích cho người khác thì bạn sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc nặng hơn là bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Theo quy định tại Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về hành vi đánh nhau bị xử phạt vi phạm hành chính như sau:

Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng: Vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Theo quy định tại Điều 134 Bộ Luật Hình sự 2015 sđ bs 2017 quy định về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác như sau:

– Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

  • Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;
  • Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;
  • Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
  • Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;
  • Có tổ chức;
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
  • Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
  • Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;
  • Có tính chất côn đồ;
  • Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 06 năm:

  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30%;
  • Phạm tội 02 lần trở lên;
  • Tái phạm nguy hiểm;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 Điều này;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 14 năm:

  • Làm chết người;
  • Gây thương tích làm biến dạng vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

  • Làm chết 02 người trở lên;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.

– Người nào chuẩn bị vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm, a-xít nguy hiểm, hóa chất nguy hiểm hoặc thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm nhằm gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Hành vi ngoại tình bị xử phạt như thế nào?

Không chỉ có hành vi đánh ghen gây thương tích phải đối mặt với nguy cơ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc nặng hơn là bị truy cứu trách nhiệm hình sự mà hành vi ngoại tình cũng sẽ là hành vi có nguy cơ bị xử phạt theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam.

Về mặt xử lý hành chính:

Theo quy định tại khoản 1 Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ/CP quy định về xử lý hành vi vi phạm quy định về kết hôn, ly hôn và vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng như sau:

– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

  • Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;
  • Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;

Về mặt xử phạt hình sự:

Theo quy định tại Điều 182 Bộ luật Hình sự 2015 sđ bs 2017 quy định về Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng như sau:

– Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

  • Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn;
  • Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
  • Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
  • Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát;
  • Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ LSX

Vấn đề “Đánh ghen gây thương tích bị xử lý như thế nào?” đã được LSX giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty LSX chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới Luật sư tư vấn thừa kế. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Vợ ngoại tình có kiện được không?

Theo quy định tại Điều 186 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định về quyền khởi kiện vụ án như sau: Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án (sau đây gọi chung là người khởi kiện) tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Như những quy định mà bài viết đã phân tích, ta thấy được hành vi ngoại tình thiên về các hành vi vi phạm pháp luật có yếu tố hình sự hơn là dân sự cho nên khi vợ ngoại tình bạn không thể kiện vợ ra Toà án giải quyết vụ việc dân sự về hành vi ngoại tình và yêu cầu bồi thường được. Mà thay vào đó nếu vợ bạn ngoại tình mà sau nhiều lần nói chuyện, nhắc nhỡ vẫn không thay đổi, ngày càng làm cho hành phúc gia đình bị phá vỡ trầm trọng thì bạn nên tố giác hành vi ngoại tình của vợ bạn với phía cơ quan công an có thẩm quyền để giải quyết xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự (tuỳ theo tính chất sự việc).

Thủ tục giải quyết tin tố giác vợ ngoại tình tại cơ quan công an?

Theo quy định tại Điều 146 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 sđ bs 2021 quy định về thủ tục tiếp nhận tố giác như sau:
– Khi cơ quan, tổ chức, cá nhân trực tiếp tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 145 của Bộ luật tố tụng hình sự 2015 sđ bs 2021 phải lập biên bản tiếp nhận và ghi vào sổ tiếp nhận; có thể ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh việc tiếp nhận. Trường hợp tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố gửi qua dịch vụ bưu chính, điện thoại hoặc qua phương tiện thông tin khác thì ghi vào sổ tiếp nhận.
– Trường hợp phát hiện tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có trách nhiệm chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố kèm theo tài liệu có liên quan đã tiếp nhận cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.

Có nên ly hôn khi vợ ngoại tình?

Khi phát hiện vợ ngoại tình của mình ngoại tình; vợ chồng bạn nên có một cuộc nói chuyện trực tiếp và thẳng thắng về vấn đề này để xem thái độ của đối phương có muốn chấm dứt việc ngoại tình này hay không. Nếu đối phương sau cuộc nói chuyện có sự thay đối thì cuộc sống vợ chồng sẽ trở lại như trước. Còn nếu sau nhiều cuộc nói chuyện trực tiếp mà thái độ của vợ bạn không muốn chấm dứt việc ngoại tình này thì bạn hãy nghĩ đến phương án về vấn đề ly hôn bởi lúc này mục đích tạo lập hạnh phúc trong hôn nhân đã không còn tồn tại.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm