Đánh người sau khi va chạm giao thông bị xử phạt như thế nào?

bởi MinhThu
Cố

Đánh người sau va chạm giao thông bị xử phạt như thế nào? Có lẽ rất ít người đủ bình tĩnh để tự hỏi chính mình câu hỏi này, vì rất có thể ngay khi vừa xảy ra va chạm, họ đã lao vào đánh người như thanh niên trong vụ việc vụ việc một nam tài xế bị hành hung ngay giữa ngã tư do mâu thuẫn trong khi tham gia giao thông đã khiến không ít người bức xúc. Hay trước đó không lâu, vào chiều 7/12, một nữ sinh 15 tuổi tại TP Thủ Dầu Một (tỉnh Bình Dương), cũng bị nam thanh niên 29 tuổi, Lê Tấn Thành, lao vào đá, đạp liên tiếp vào đầu và mặt sau va chạm giao thông.

Bạo lực khi tham gia giao thông không còn là điều xa lạ trên đường phố. Nó có thể xảy ra với bất cứ ai, từ người điều khiển phương tiện cơ giới tới thô sơ, từ người trẻ tới người già, từ xô xát tới án mạng. Thay vì bình tĩnh giải quyết khi xảy ra va chạm giao thông thì không ít người tham gia giao thông lại thích dùng bạo lực, nắm đấm để “nói chuyện”.

Vậy đánh người khi va chạm giao thông sẽ bị xử phạt như thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé!

Căn cứ pháp luật

  • Bộ Luật hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017)
  • Bộ Luật dân sự

Nội dung tư vấn

Theo PGS.TS Phạm Ngọc Trung – Chuyên gia văn hóa – Giảng viên cao cấp Học viện Báo chí Tuyên truyền: Khi tham gia giao thông ai cũng cho mình là nhất và muốn làm gì thì làm thì điều đó hoàn toàn sai. Tất cả mọi người đều bình đẳng khi đi trên đường, từ ô tô, xe máy hay xe đạp. Đã gọi là bình đẳng thì tất cả đều phải chấp hành luật pháp.

Tuy nhiên không phải ai tham gia giao thông cũng chấp hành đúng luật pháp, có không ít người khi tham gia giao thông lạng lách, đáng võng, bốc đầu,…. dẫn đến tai nạn nghiêm trọng, không chỉ vậy mà ngay sau khi xảy ra va chạm những thành phần đó còn có những hành động bạo lực,  thậm chí chửi rủa, sử dụng hung khí lao vào đánh nạn nhân…

Đánh người sau khi va cham giao thông – căn cứ theo quy định tại Điều 134 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác như sau:

“Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;

b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;

c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;

đ) Có tổ chức;

e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;

h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;

i) Có tính chất côn đồ;

k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

Xem thêm: Đánh người đến mức nào thì phải phạt đi tù

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 06 năm:

a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30%;

c) Phạm tội 02 lần trở lên;

d) Tái phạm nguy hiểm;

đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.

  • Trường hợp nếu đối tượng không dùng hung khí nguy và tỉ lệ thương tật dưới 11% thì  sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự.
  • Trường hợp nếu tỉ lệ thương tật từ 11 % trở lên hoặc dưới 11% đồng thời thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 134 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 thì đối tượng đó có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo quy định nêu trên.
  • Trường hợp, nếu không đủ căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự thì với hành vi đánh nhau bạn sẽ bị xử phạt hành chính từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng. (điểm a khoản 2 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP).

Ngoài ra, còn phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bên bị hại theo quy định tại Điều 590 Bộ luật dân sự như sau:

Điều 590. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm

Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:

a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;

d) Thiệt hại khác do luật quy định.

Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Xem thêm: Chồng đánh vợ sẽ bị phạt tù

Như vậy, mức bồi thường thiệt hại sẽ do các bên thỏa thuận dựa trên cơ sở quy định nêu trên. Trường hợp, các bên không thỏa thuận được thì có thể khởi kiện yêu cầu Tòa án quyết định mức bồi thường dựa trên những thiệt hại thực tế.

Khi tham gia giao thông, mỗi người có hoàn cảnh khác nhau, người vội vàng, người ít vội hơn, nên cần hiểu sự đa dạng của nhau, cần chấp hành tốt an toàn giao thông đã được pháp luật đề ra. Nếu có va chạm thì trước tiên cần một lời xin lỗi văn minh, cần hiểu đúng hành vi, đi lại đúng hay sai, không nên nóng nảy để rồi xảy ra những vấn đề không muốn.Chỉ cần mỗi một người chúng ta tự ý thức được hành vi của mình thì xã hội sẽ văn minh, tốt đẹp hơn.

Hi vọng rằng nội dung Luật sư tư vấn sẽ giúp ích được cho bạn đọc. Hãy liên hệ khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý của Luật sư X: 0833 102 102

Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm