Đánh tráo trẻ sơ sinh phạt tù bao nhiêu năm theo quy định 2023?

bởi Hương Giang
Đánh tráo trẻ sơ sinh phạt tù bao nhiêu năm

Trên thực tế, có không ít các trường hợp trẻ sơ sinh bị đánh tráo ngay tại phòng hộ sinh của các bệnh viện. Việc làm này gây nên rất nhiều hậu quả khó lường, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của đứa trẻ mới chào đời. Do đó, hành vi này sẽ bị pháp luật xử phạt tùy theo mức độ nguy hiểm của từng hành vi. Vậu cụ thể, hành vi đánh tráo trẻ sơ sinh phạt tù bao nhiêu năm? Đánh tráo trẻ sơ sinh để giúp con mình được nuôi dưỡng tốt hơn có phải là hành vi vi phạm pháp luật? Mua bán trẻ sơ sinh bị xử lý như thế nào? Sau đây, Luật sư X sẽ giúp quý bạn đọc làm rõ vấn đề này thông qua bài viết sau cùng những quy định liên quan. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Đánh tráo trẻ sơ sinh để giúp con mình được nuôi dưỡng tốt hơn có phải là hành vi vi phạm pháp luật?

Tại Điều 6 Luật Trẻ em 2016 quy định các hành vi bị cấm như sau:

Các hành vi bị nghiêm cấm

  1. Tước đoạt quyền sống của trẻ em.
  2. Bỏ rơi, bỏ mặc, mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.
  3. Xâm hại tình dục, bạo lực, lạm dụng, bóc lột trẻ em.
  4. Tổ chức, hỗ trợ, xúi giục, ép buộc trẻ em tảo hôn.
  5. Sử dụng, rủ rê, xúi giục, kích động, lợi dụng, lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc trẻ em thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác.
  6. Cản trở trẻ em thực hiện quyền và bổn phận của mình.
  7. Không cung cấp hoặc che giấu, ngăn cản việc cung cấp thông tin về trẻ em bị xâm hại hoặc trẻ em có nguy cơ bị bóc lột, bị bạo lực cho gia đình, cơ sở giáo dục, cơ quan, cá nhân có thẩm quyền.
  8. Kỳ thị, phân biệt đối xử với trẻ em vì đặc Điểm cá nhân, hoàn cảnh gia đình, giới tính, dân tộc, quốc tịch, tín ngưỡng, tôn giáo của trẻ em.
  9. Bán cho trẻ em hoặc cho trẻ em sử dụng rượu, bia, thuốc lá và chất gây nghiện, chất kích thích khác, thực phẩm không bảo đảm an toàn, có hại cho trẻ em…

Tại Điều 28 Luật Trẻ em 2016 còn quy định trẻ em có quyền được bảo vệ dưới mọi hình thức để không bị mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt.

Như vậy, hành vi đánh tráo trẻ em được pháp luật quy định là hành vi bị cấm, người vi phạm sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Vậy Đánh tráo trẻ sơ sinh phạt tù bao nhiêu năm?

Khi nào đánh tráo trẻ sơ sinh bị phạt tù?

Đánh tráo trẻ sơ sinh cấu thành tội đánh tráo người dưới 01 tuổi nếu có đủ các yếu tố như sau:

Mặt khách quan:

Đối với tội đánh tráo trẻ em. Được thể hiện qua hành vi lén lút tráo trẻ em này lấy trẻ em khác (như tráo con của mình lấy con của người khác hoặc tráo con của người này với con của người khác).

Trên thực tế thì hành vi đánh tráo trẻ em thường chỉ được thực hiện đối với trẻ sơ sinh, ở những nơi là nhà hộ sinh, bệnh viện. Thông thường là đổi bé trai lấy bé gái hay ngược lại, hoặc đổi trẻ dị tật lấy trẻ em lành lặn, khoẻ mạnh.

Cần lưu ý: Việc đánh tráo trẻ em có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên dù dưới bất kỳ hình thức nào thì người có một trong các hành vi nêu trên vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi thực hiện đó.

  • Trẻ em là người bị hại trong trường hợp này là người chưa đủ 16 tuổi.
  • Tội phạm hoàn thành kể từ khi người phạm tội có hành vi nhằm vào việc mua, bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em. Nếu hậu quả việc mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em chưa xảy ra thì được cọi là phạm tội chưa đạt.

Khách thể:

Các hành vi nêu trên xâm phạm đến quan hệ về quyền được chăm sóc, nuôi và sống chung với cha mẹ, quyền được bảo vệ của trẻ em.

Mặt chủ quan:

Tội phạm nêu trên được thực hiện với lỗi cố ý. Động cơ thực hiện hành vi mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt nêu trên không phải là dấu hiệu cấu thành cơ bản mà chỉ có ý nghĩa trong việc định khung tăng nặng, lượng hình.

Chủ thể: Chủ thể của ba tội nêu trên là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự.

Đánh tráo trẻ sơ sinh phạt tù bao nhiêu năm?

Tại Điều 152 Bộ luật Hình sự 2015 bị thay thế bởi điểm g khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định tội đánh tráo trẻ dưới 01 tuổi bị truy cứu trách nhiệm hình sự với khung hình phạt như sau:

Điều 152. Tội đánh tráo người dưới 01 tuổi

  1. Người nào đánh tráo người dưới 01 tuổi này với người dưới 01 tuổi khác, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.
  2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nghề nghiệp;

c) Đối với người dưới 01 tuổi mà mình có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng;

d) Phạm tội 02 lần trở lên.

  1. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:

a) Có tính chất chuyên nghiệp;

b) Tái phạm nguy hiểm.

  1. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Như vậy, giải đáp cho câu hỏi “Đánh tráo trẻ sơ sinh phạt tù bao nhiêu năm?: thì phạm tội đánh tráo người dưới 01 tuổi có thể bị phạt tù từ 02 đến 07 năm và còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm., tùy thuộc vào mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội.

Mua bán trẻ sơ sinh bị xử lý như thế nào?

Tại Điều 151 Bộ luật hình sự 2015 được sửa đổi bởi Khoản 28 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về tội mua bán người dưới 16 tuổi như sau:

  1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:
    a) Chuyển giao hoặc tiếp nhận người dưới 16 tuổi để giao, nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác, trừ trường hợp vì mục đích nhân đạo;
    b) Chuyển giao hoặc tiếp nhận người dưới 16 tuổi để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác;
    c) Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người dưới 16 tuổi để thực hiện hành vi quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản này.
  2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
    a) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
    b) Lợi dụng hoạt động cho, nhận con nuôi để phạm tội;
    c) Đối với từ 02 người đến 05 người;
    d) Đối với người mà mình có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng;
    đ) Đưa nạn nhân ra khỏi biên giới của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
    e) Phạm tội 02 lần trở lên;
    g) Vì động cơ đê hèn;
    h) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm d khoản 3 Điều này.
  3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 18 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
    a) Có tổ chức;
    b) Có tính chất chuyên nghiệp;
    c) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
    d) Đã lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;
    đ) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát;
    e) Đối với 06 người trở lên;
    g) Tái phạm nguy hiểm.
  4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Đánh tráo trẻ sơ sinh phạt tù bao nhiêu năm
Đánh tráo trẻ sơ sinh phạt tù bao nhiêu năm

Theo quy định nêu trên thì người nào có hành vi mua bán trẻ em sơ sinh thì phụ thuộc vào hậu quả và quyết định của Tòa án có thể bị phạt tù từ 07 năm đến mức cao nhất là chung thân. Bên cạnh đó, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản theo quy định.

Trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm về chăm sóc sức khỏe trẻ em

Tại Điều 43 Luật Trẻ em 2016 nhà nước có trách nhiệm bảo đảm về chăm sóc sức khỏe trẻ em như sau:

  • Nhà nước có chính sách phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế – xã hội từng thời kỳ để hỗ trợ, bảo đảm mọi trẻ em được chăm sóc sức khỏe, ưu tiên cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, trẻ em dân tộc thiểu số, trẻ em đang sinh sống tại các xã biên giới, miền núi, hải đảo và các xã có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
  • Nhà nước bảo đảm thực hiện các biện pháp theo dõi sức khỏe định kỳ cho phụ nữ mang thai và trẻ em theo độ tuổi; chăm sóc dinh dưỡng, sức khỏe ban đầu và tiêm chủng cho trẻ em; phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em; tư vấn và hỗ trợ trẻ em trong việc chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục phù hợp với độ tuổi theo quy định của pháp luật.
  • Ưu tiên tư vấn, bảo vệ, chăm sóc về sức khỏe, dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai, bà mẹ nuôi con dưới 36 tháng tuổi và trẻ em, đặc biệt là trẻ em dưới 36 tháng tuổi, trẻ em bị xâm hại phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế – xã hội từng thời kỳ.
  • Nhà nước có chính sách, biện pháp tư vấn, sàng lọc, chẩn đoán, điều trị trước sinh và sơ sinh; giảm tỷ lệ tử vong trẻ em, đặc biệt là tử vong trẻ sơ sinh; xóa bỏ phong tục, tập quán có hại, ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ em.
  • Nhà nước đóng, hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cho trẻ em theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế phù hợp với độ tuổi, nhóm đối tượng và phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế – xã hội từng thời kỳ.
  • Nhà nước có chính sách, biện pháp để trẻ em được tiếp cận nguồn nước hợp vệ sinh và điều kiện vệ sinh cơ bản, bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.
  • Nhà nước khuyến khích cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân ủng hộ, đầu tư nguồn lực để bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho trẻ em, ưu tiên cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Đánh tráo trẻ sơ sinh phạt tù bao nhiêu năm?”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như đổi tên mẹ trong giấy khai sinh. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Hành vi vứt bỏ con mới đẻ mang lại hậu quả như thế nào thì được coi là phạm tội?

Hành vi vứt bỏ con mới đẻ dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết đòi hỏi phải có hậu quả chết người xảy ra mới coi là phạm tội.

Chuẩn bị phạm tội bắt cóc trẻ em để chiếm đoạt tài sản bị xử lý thế nào?

Căn cứ khoản 2 Điều 169 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định: Người có hành vi chuẩn bị bắt cóc người khác làm con tin nhằm chiếm đoạt tài sản, thì phạt 01 năm đến 05 năm tù.

Bắt cóc trẻ em để tống tiền bị xử lý thế nào?

Căn cứ khoản 2 Điều 169 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định: Người có hành vi bắt cóc người dưới 16 tuổi làm con tin nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm. Hơn nữa, tùy hành vi, hậu quả, số tiền chiến đoạt được, người phạm tội có thể bị áp dụng khung hình phạt đến 20 năm hoặc tù chung thân.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm