Đạo nhạc – một thuật ngữ chẳng còn xa lạ với bất kỳ người nghe nhạc nào trên toàn thế giới. Hiểu một cách chung nhất, dễ hiểu nhất, đây là hành vi ” ăn trộm tài sản trí tuệ” trong những sản phẩm âm nhạc ở dạng một phần hay toàn bộ. Tuy nhiên có bao nhiêu người trong đại đa số khán giả ‘ném đá’ mỗi ngày biết thế nào là đạo nhạc hay chỉ đơn giản là hùa theo? Khi đạo nhạc sẽ bị xử phạt như thế nào? Hãy cùng bộ phận hỏi đáp Luật sở hữu trí tuệ của Luật sư X tìm hiểu nhé!
Căn cứ pháp lý
- Luật sở hữu trí tuệ 2005 ( sửa đổi bổ sung năm 2009).
- Bộ luật hình sự 2015.
- Nghị định số 131/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 về xử phạt vi phạm hành chính đối với quyền tác giả và quyền liên quan thì hành vi sao chép tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
Nội dung tư vấn:
Đạo nhạc là gì?
Theo Hán Việt: ” Nhạc” là âm nhạc, một bộ môn nghệ thuật dùng âm thanh để diễn đạt.” Đạo” là ăn cắp. Vậy Đạo nhạc có nghĩa là ăn cắp âm nhạc của người khác rồi biến nó thành của mình.
Mặc khác chúng ta có thể hiểu nôm na Đạo nhạc là Xâm phạm bản quyền xảy ra khi tác phẩm có bản quyền được sử dụng (tái tạo, dịch, chuyển thể, trưng bày hay trình diễn trước công chúng, phân phối, phát sóng hay truyền thông ra công chúng) mà không được phép của người giữ bản quyền hoặc thuộc giới hạn bản quyền .
Theo như đánh giá về chuyên môn các chuyên gia đã đưa ra 2 yêu cầu cơ bản để có thể xem một hành vi được coi là Đạo nhạc như sau:
-
- Sử dụng, sao chép (bắt chước) một phần hay toàn bộ tác phẩm của tác giả khác ( điều kiện cần):Âm nhạc bao gồm tổng thể nhiều thứ tạo nên, trong đó cách hiểu thông thường nhất như trên thì việc lấy bất cứ nét giai điệu nào, hay có bất cứ mô tip nào giống, hay sử dụng bất cứ mẫu nào của tác phẩm khác có thể bị coi là đạo nhạc.
- Tỏ ra mình tự sáng tác ra tác phẩm nguyên bản (điều kiện đủ): Việc sao chép, bắt chước bất cứ phần nào của một tác phẩm sẽ không bị coi là đạo nhạc nếu như không tỏ ra mình là người tự sáng tác ra tác phẩm nguyên bản. Tức là nếu như có sử dụng tác phẩm của người khác để tái tạo ra tác phẩm của mình thì phải thể hiện ra rằng mình có có sử dụng tác phẩm của người ta, (trong văn học gọi là “trích dẫn”). Và tất nhiên khi đã ghi trích dẫn, có nghĩa là anh phải được sự đồng ý của tác giả tác phẩm gốc.
Quy định pháp luật về bản quyền không có khái niệm cụ thể về “đạo” tác phẩm và căn cứ đánh giá thế nào là “đạo” vi phạm bản quyền. Tuy nhiên, có thể hiểu “đạo” chính là hành vi sao chép một phần nội dung của tác phẩm gốc.Theo Luật sở hữu trí tuệ 2005( sửa đổi bổ sung năm 2009) về vấn nạn Đạo nhạc:
Điều 18:Quyền tác giả
Quyền tác giả đối với tác phẩm quy định tại Luật này bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản.
Điều 19: Quyền nhân thân
Quyền nhân thân bao gồm các quyền sau đây:
1. Đặt tên cho tác phẩm;
2. Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;
3. Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;
Điều 20: Quyền tài sản
1. Quyền tài sản bao gồm các quyền sau đây:
a) Làm tác phẩm phái sinh;
b) Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;
c) Sao chép tác phẩm;
d) Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;
2. Các quyền quy định tại khoản 1 Điều này do tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện theo quy định của Luật này
3. Tổ chức, cá nhân khi khai thác sử dụng một số hoặc toàn bộ các quyền quy định tại Khoản 1 Điều này và Khoản 3 Điều 19 của Luật này phải xin phép, trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả.
Nếu ai đó đạo nhạc của người khác, chỉnh sửa lại lời mà không được sự cho phép của tác giả, hành vi đó được xem là sao chép, vi phạm Khoản 6 Điều 25 Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi năm 2009. Tác giả có quyền yêu cầu người đó phải gỡ bỏ bài hát của mình hoặc phải xin phép và trả tiền thù lao hợp lý cho tác giả, khởi kiện hoặc nhờ pháp luật can thiệp. Tùy theo tính chất và mức độ thực hiện, hành vi sao chép tác phẩm mà không xin phép tác giả có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Mức xử phạt hành vi Đạo nhạc:
Xử lý vi phạm hành chính:
- Theo Điều 18,Nghị định 131/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính đối với quyền tác giả và quyền liên quan thì hành vi sao chép tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả sẽ bị:
- “1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi sao chép tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
- Biện pháp khắc phục hậu quả:
- Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường Internet và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm”.
Trong trường hợp truy cứu trách nhiệm hình sự:
- Quy định tại tại Điều 225 Bộ luật hình sự 2015 về Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan.
- Theo đó, hành vi sao chép tác phẩm, bản ghi âm, bản ghi hình nhằm thu lợi bất chính tùy vào từng trường hợp có thể bị phạt tiền đến 3.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
Các câu hỏi thường gặp
[sc_fs_multi_faq headline-0=”h4″ question-0=”Mức xử phạt lỗi vi phạm bản quyền với cá nhân và công ty?” answer-0=”Điều 18. Hành vi xâm phạm quyền sao chép tác phẩm . Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi sao chép tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.” image-0=”” headline-1=”h4″ question-1=”Sao chép bài hát có cần phải xin phép hay không?” answer-1=”Căn cứ theo Điều 25 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung năm 2009) quy định các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao bao gồm tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân.” image-1=”” headline-2=”h4″ question-2=”Chủ sở hữu quyền tác giả trong Luật Sở hữu trí tuệ là ai?” answer-2=”Chủ sở hữu là tác giả,các đồng tác giả, Cơ quan, tổ chức giao nhiệm vụ cho tác giả tạo ra tác phẩm, Cá nhân, tổ chức giao kết hợp đồng, Người được thừa kế quyền tác giả, Người được chuyển giao quyền, Nhà nước” image-2=”” count=”3″ html=”true” css_class=””]
Hi vọng rằng nội dung Luật sư tư vấn sẽ giúp ích được cho bạn đọc. Hãy liên hệ khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý khác: 0833 102 102