Đất không thổ cư là gì?

bởi Ngọc Gấm
Đất không thổ cư là gì?

Chào Luật sư, Luật sư có thể cho tôi biết thêm thông tin về đất không thổ cư là gì? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Tại Việt Nam cụm từ “đất thổ cư” là một cụm từ khá phổ biến tại Việt Nam, ám chỉ các loại đất phi nông nghiệp trong đó tiêu biểu nhất là ám chỉ đất ở. Và cũng từ cách gọi tên đó, những loại đất không phải đất phi nông nghiệp đất ở sẽ được gọi là đất không thổ cư. Vậy câu hỏi đặt ra là theo quy định của pháp luật thì đất không thổ cư là gì?

Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về đất không thổ cư là gì? LSX mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.

Căn cứ pháp lý

Các loại đất theo quy định pháp luật Việt Nam

Theo quy định tại Điều 10 Luật Đất đai 2013, căn cứ vào mục đích sử dụng đất đai, người ta đã phân loại đất thành các dạng như sau:

– Nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:

  • Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác;
  • Đất trồng cây lâu năm;
  • Đất rừng sản xuất;
  • Đất rừng phòng hộ;
  • Đất rừng đặc dụng;
  • Đất nuôi trồng thủy sản;
  • Đất làm muối;
  • Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính; và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt; kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm; và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt; chăn nuôi; nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập; nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống; và đất trồng hoa, cây cảnh.

– Nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:

  • Đất ở gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị;
  • Đất xây dựng trụ sở cơ quan;
  • Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh;
  • Đất xây dựng công trình sự nghiệp gồm đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp; đất xây dựng cơ sở văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao, khoa học; công nghệ; ngoại giao và công trình sự nghiệp khác;
  • Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp gồm đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp; khu chế xuất; đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm;
  • Đất sử dụng vào mục đích công cộng gồm đất giao thông (gồm cảng hàng không, sân bay, cảng đường thủy nội địa; cảng hàng hải; hệ thống đường sắt, hệ thống đường bộ; và công trình giao thông khác); thủy lợi; đất có di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh; đất sinh hoạt cộng đồng, khu vui chơi, giải trí công cộng; đất công trình năng lượng; đất công trình bưu chính, viễn thông; đất chợ; đất bãi thải, xử lý chất thải và đất công trình công cộng khác;
  • Đất cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng;
  • Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng;
  • Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng;
  • Đất phi nông nghiệp khác gồm đất làm nhà nghỉ, lán, trại cho người lao động trong cơ sở sản xuất; đất xây dựng kho và nhà để chứa nông sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp; và đất xây dựng công trình khác của người sử dụng đất không nhằm mục đích kinh doanh mà công trình đó không gắn liền với đất ở;

– Nhóm đất chưa sử dụng gồm các loại đất chưa xác định mục đích sử dụng.

Đất không thổ cư là gì?

Đất thổ cư tại Việt Nam là từ ngữ mà người dân Việt Nam ám chỉ đất phi nông nghiệp. Như vậy thông qua cách gọi đó, ta biết được đất không thổ cư là từ mà người dân Việt Nam ám chỉ chính là đất nông nghiệp và đất chưa sử dụng.

Đất không thổ cư là gì?
Đất không thổ cư là gì?

Đất nông nghiệp theo quy định của pháp luật Việt Nam

Theo quy định của Điều 10 Luật Đất đai 2013 và Điều 8 Thông tư số 27/2018/TT-BTNMT thì đất nông nghiệp được quy định như sau:

– Nhóm đất nông nghiệp, bao gồm:

  • Đất sản xuất nông nghiệp gồm đất trồng cây hàng năm và đất trồng cây lâu năm.
    Trong đất trồng cây hàng năm bao gồm các loại: Đất trồng lúa (gồm đất chuyên trồng lúa nước, đất trồng lúa nước còn lại và đất trồng lúa nương); đất trồng cây hàng năm khác (gồm đất bằng trồng cây hàng năm khác và đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác);
  • Đất lâm nghiệp bao gồm đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng; trong đó gồm đất có rừng tự nhiên, đất có rừng trồng và đất đang được sử dụng để bảo vệ, phát triển rừng;
  • Đất nuôi trồng thủy sản;
  • Đất làm muối;
  • Đất nông nghiệp khác.

Theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 27/2018/TT-BTNMT ngày 14 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất quy định về đất nông nghiệp như sau:

Nhóm đất nông nghiệp – NNP: Nhóm đất nông nghiệp là đất sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối và mục đích bảo vệ, phát triển rừng; bao gồm đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác (kể cả đất làm bờ lô, bờ thửa nằm trong khu đất của một đối tượng sử dụng đất để phục vụ cho mục đích nông nghiệp của đối tượng đó).

Đất sản xuất nông nghiệp  SXN: Đất sản xuất nông nghiệp bao gồm đất trồng cây hàng năm và đất trồng cây lâu năm.

Đất trồng cây hàng năm – CHN: Đất trồng cây hàng năm là đất sử dụng vào mục đích trồng các loại cây được gieo trồng, cho thu hoạch và kết thúc chu kỳ sản xuất trong thời gian không quá một (01) năm; kể cả cây hàng năm được lưu gốc để thu hoạch trong thời gian không quá năm (05) năm và trường hợp trồng cây hàng năm theo chế độ canh tác không thường xuyên theo chu kỳ. Đất trồng cây hàng năm bao gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác.

  • Đất trồng lúa – LUA: Đất trồng lúa là ruộng và nương rẫy trồng lúa từ một vụ trở lên hoặc trồng lúa kết hợp với các mục đích sử dụng đất khác được pháp luật cho phép nhưng trồng lúa là chính và trường hợp chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa theo quy định tại Điều 4 của Nghị định số 35/2015/NĐ-CP, khoản 11 Điều 2 của Nghị định số 01/2017/NĐ-CP.

+ Trường hợp đất trồng lúa nước có kết hợp nuôi trồng thủy sản thì ngoài việc thống kê theo mục đích trồng lúa nước còn phải thống kê theo mục đích phụ là nuôi trồng thủy sản.

+ Đất trồng lúa bao gồm đất chuyên trồng lúa nước, đất trồng lúa nước còn lại, đất trồng lúa nương.

  • Đất chuyên trồng lúa nước – LUC: Đất chuyên trồng lúa nước là ruộng trồng lúa nước (gồm cả ruộng bậc thang), hàng năm cấy trồng từ hai vụ lúa trở lên, kể cả trường hợp có luân canh, xen canh với cây hàng năm khác hoặc có khó khăn đột xuất mà chỉ trồng cấy được một vụ hoặc không sử dụng trong thời gian không quá một năm.
  • Đất trồng lúa nước còn lại – LUK: Đất trồng lúa nước còn lại là ruộng trồng lúa nước (gồm cả ruộng bậc thang), hàng năm chỉ trồng được một vụ lúa, kể cả trường hợp trong năm có thuận lợi mà trồng thêm một vụ lúa hoặc trồng thêm cây hàng năm khác hoặc do khó khăn đột xuất mà không sử dụng trong thời gian không quá một năm.
  • Đất trồng lúa nương – LUN: Đất trồng lúa nương là đất chuyên trồng lúa trên sườn đồi, núi dốc từ một vụ trở lên, kể cả trường hợp trồng lúa không thường xuyên theo chu kỳ và trường hợp có luân canh, xen canh với cây hàng năm khác.
  • Đất trồng cây hàng năm khác – HNK: Đất trồng cây hàng năm khác là đất trồng các cây hàng năm không phải là trồng lúa, như các loại cây rau, màu; kể cả cây dược liệu, mía, đay, gai, cói, sả, dâu tằm và đất trồng cỏ hoặc cỏ tự nhiên có cải tạo để chăn nuôi gia súc. Đất trồng cây hàng năm khác bao gồm đất bằng trồng cây hàng năm khác và đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác.
  • Đất bằng trồng cây hàng năm khác – BHK: Đất bằng trồng cây hàng năm khác là đất bằng phẳng ở đồng bằng, thung lũng, cao nguyên để trồng cây hàng năm khác.
  • Đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác – NHK: Đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác là đất trồng cây hàng năm khác trên sườn đồi, núi dốc, kể cả trường hợp trồng cây hàng năm khác không thường xuyên nhưng theo chu kỳ.

Đất trồng cây lâu năm – CLN: Đất trồng cây lâu năm là đất sử dụng vào mục đích trồng các loại cây được trồng một lần, sinh trưởng và cho thu hoạch trong nhiều năm theo quy định tại Thông tư liên tịch số 22/2016/TTLT-BNNPTNT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Bộ Tài nguyên và Môi trường, bao gồm:

  • Cây công nghiệp lâu năm: Là cây lâu năm cho sản phẩm dùng làm nguyên liệu để sản xuất công nghiệp hoặc phải qua chế biến mới sử dụng được như cây cao su, ca cao, cà phê, chè, điều, hồ tiêu, dừa, v.v;
  • Cây ăn quả lâu năm: Là cây lâu năm cho sản phẩm là quả để ăn tươi hoặc kết hợp chế biến như cây bưởi, cam, chôm chôm, mận, mơ, măng cụt, nhãn, sầu riêng, vải, xoài, v.v;
  • Cây dược liệu lâu năm là cây lâu năm cho sản phẩm làm dược liệu như hồi, quế, đỗ trọng, long não, sâm, v.v;
  • Các loại cây lâu năm khác là các loại cây lâu năm để lấy gỗ, làm bóng mát, tạo cảnh quan (như cây xoan, bạch đàn, xà cừ, keo, hoa sữa, bụt mọc, lộc vừng, v.v); kể cả trường hợp trồng hỗn hợp nhiều loại cây lâu năm khác nhau hoặc có xen lẫn cây lâu năm và cây hàng năm.

Trường hợp đất trồng cây lâu năm có kết hợp nuôi trồng thủy sản, kinh doanh dịch vụ thì ngoài việc thống kê theo mục đích trồng cây lâu năm còn phải thống kê thêm theo các mục đích khác là nuôi trồng thủy sản, sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp (trường hợp sử dụng đồng thời vào cả hai mục đích khác thì thống kê theo cả hai mục đích đó).

Đất lâm nghiệp  LNP: Thống kê, kiểm kê đối với diện tích đất đang có rừng (gồm rừng tự nhiên và rừng trồng) đạt tiêu chuẩn rừng theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp và đất đang được sử dụng để bảo vệ, phát triển rừng nhưng chưa đạt tiêu chuẩn rừng.

– Trường hợp các loại cây lâu năm đã trồng trên đất thuộc quy hoạch lâm nghiệp mà phù hợp với quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thì vẫn thống kê, kiểm kê vào đất lâm nghiệp.

– Trường hợp đất lâm nghiệp được phép sử dụng kết hợp nuôi trồng thủy sản hoặc sản xuất, kinh doanh dịch vụ khác thì ngoài việc thống kê theo mục đích lâm nghiệp còn phải thống kê thêm theo các mục đích kết hợp khác (nuôi trồng thủy sản; sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp; trường hợp sử dụng đồng thời vào cả hai mục đích khác thì thống kê cả hai mục đích phụ đó).

– Đất lâm nghiệp bao gồm đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, trong đó gồm đất có rừng tự nhiên, đất có rừng trồng và đất đang được sử dụng để bảo vệ, phát triển rừng.

  • Đất rừng sản xuất  RSX: Thống kê, kiểm kê đối với đất đang có rừng và đất đang được sử dụng để phát triển rừng cho mục đích chủ yếu để cung cấp lâm sản; sản xuất, kinh doanh lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp; du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí; cung ứng dịch vụ môi trường rừng. Đất rừng sản xuất bao gồm đất có rừng sản xuất là rừng tự nhiên, đất có rừng sản xuất là rừng trồng và đất đang được sử dụng để bảo vệ, phát triển rừng sản xuất.
  • Đất có rừng sản xuất là rừng tự nhiênThống kê, kiểm kê diện tích đất có rừng sản xuất đạt tiêu chuẩn rừng tự nhiên theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp, có sẵn trong tự nhiên hoặc phục hồi bằng tái sinh tự nhiên hoặc tái sinh có trồng bổ sung; kể cả diện tích các hạng mục công trình hạ tầng cơ sở kỹ thuật trong rừng theo thiết kế phục vụ cho bảo vệ, phát triển rừng quy định tại Điều 51 của Luật Lâm nghiệp (gồm: vườn ươm; khu nghiên cứu thực nghiệm; đường lâm nghiệp; công trình phòng trừ sâu bệnh hại rừng; các công trình phục vụ cho phòng chống cháy rừng như: đường ranh cản lửa, chòi canh lửa rừng, kênh, mương, bể chứa nước, hồ chứa nước cho chữa cháy rừng; trạm bảo vệ rừng; các biển báo, cột mốc, ranh giới tiểu khu, khoảnh, lô rừng và các công trình hạ tầng kỹ thuật lâm sinh khác).
  • Đất có rừng sản xuất là rừng trồng – RST: Thống kê, kiểm kê diện tích đất có rừng sản xuất đạt tiêu chuẩn rừng trồng theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp, được hình thành do con người trồng mới trên đất chưa có rừng, cải tạo rừng tự nhiên, trồng lại hoặc tái sinh sau khai thác rừng trồng; kể cả diện tích các hạng mục công trình hạ tầng cơ sở kỹ thuật trong rừng theo thiết kế phục vụ cho bảo vệ, phát triển rừng như nêu tại điểm 1.2.1.1 Phụ lục này.
  • Đất đang được sử dụng để phát triển rừng sản xuất – RSM: Thống kê, kiểm kê diện tích đất đã được giao, cho thuê sử dụng vào mục đích rừng sản xuất và đã, đang được trồng rừng (rừng mới trồng) hoặc đang trong giai đoạn khoanh nuôi tái sinh tự nhiên hoặc khoanh nuôi tái sinh có kết hợp trồng bổ sung cây lâm nghiệp theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhưng chưa đạt tiêu chuẩn rừng; kể cả diện tích các hạng mục công trình hạ tầng cơ sở kỹ thuật trong rừng theo thiết kế phục vụ cho bảo vệ, phát triển rừng như nêu tại điểm 1.2.1.1 Phụ lục này.
  • Đất rừng phòng hộ  RPH: Thống kê, kiểm kê đối với đất đang có rừng và đất đang được sử dụng để phát triển rừng cho mục đích chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, sạt lở, lũ quét, lũ ống, chống sa mạc hóa, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu, góp phần bảo vệ môi trường, quốc phòng, an ninh, kết hợp du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí; cung ứng dịch vụ môi trường rừng. Đất rừng phòng hộ bao gồm: đất có rừng phòng hộ là rừng tự nhiên, đất có rừng phòng hộ là rừng trồng và đất đang được sử dụng để bảo vệ, phát triển rừng phòng hộ.
  • Đất có rừng phòng hộ là rừng tự nhiên – RPN: Thống kê, kiểm kê diện tích đất có rừng phòng hộ đạt tiêu chuẩn rừng tự nhiên theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp, có sẵn trong tự nhiên hoặc phục hồi bằng tái sinh tự nhiên hoặc tái sinh có trồng bổ sung; kể cả diện tích các hạng mục công trình hạ tầng cơ sở kỹ thuật trong rừng theo thiết kế phục vụ cho bảo vệ, phát triển rừng như nêu tại điểm 1.2.1.1 Phụ lục này.
  • Đất có rừng phòng hộ là rừng trồng – RPT: Thống kê, kiểm kê diện tích đất có rừng phòng hộ đạt tiêu chuẩn rừng trồng theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp, được hình thành do con người trồng mới trên đất chưa có rừng, cải tạo rừng tự nhiên, trồng lại hoặc tái sinh sau khai thác rừng trồng; kể cả diện tích các hạng mục công trình hạ tầng cơ sở kỹ thuật trong rừng theo thiết kế phục vụ cho bảo vệ, phát triển rừng như nêu tại điểm 1.2.1.1 Phụ lục này.
  • Đất đang được sử dụng để phát triển rừng phòng hộ – RPM: Thống kê, kiểm kê diện tích đất đã được giao, cho thuê sử dụng vào mục đích rừng phòng hộ và đã, đang được trồng rừng (rừng mới trồng) hoặc đang trong giai đoạn khoanh nuôi tái sinh tự nhiên hoặc khoanh nuôi tái sinh có kết hợp trồng bổ sung cây lâm nghiệp theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhưng chưa đạt tiêu chuẩn rừng; kể cả diện tích các hạng mục công trình hạ tầng cơ sở kỹ thuật trong rừng theo thiết kế phục vụ cho bảo vệ, phát triển rừng như nêu tại điểm 1.2.1.1 Phụ lục này.
  • Đất rừng đặc dụng – RDD: Thống kê, kiểm kê đối với đất đang có rừng và đất đang được sử dụng để phát triển rừng cho mục đích chủ yếu để bảo tồn hệ sinh thái rừng tự nhiên, nguồn gen sinh vật rừng, nghiên cứu khoa học, bảo tồn di tích lịch sử – văn hóa, tín ngưỡng, danh lam thắng cảnh kết hợp du lịch sinh thái; nghỉ dưỡng, giải trí trừ phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng; cung ứng dịch vụ môi trường rừng (như vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên; khu bảo tồn loài – sinh cảnh; khu bảo vệ cảnh quan bao gồm rừng bảo tồn di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh; rừng tín ngưỡng; rừng bảo vệ môi trường đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao; khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học; vườn thực vật quốc gia; rừng giống quốc gia). Đất rừng đặc dụng bao gồm: đất có rừng đặc dụng là rừng tự nhiên, đất có rừng đặc dụng là rừng trồng và đất đang được sử dụng để bảo vệ, phát triển rừng đặc dụng.
  • Đất có rừng đặc dụng là rừng tự nhiên – RDN: Thống kê, kiểm kê diện tích đất có rừng đặc dụng đạt tiêu chuẩn rừng theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp, có sẵn trong tự nhiên hoặc phục hồi bằng tái sinh tự nhiên hoặc tái sinh có trồng bổ sung; kể cả diện tích các hạng mục công trình hạ tầng cơ sở kỹ thuật trong rừng theo thiết kế phục vụ cho bảo vệ, phát triển rừng như nêu tại điểm 1.2.1.1 Phụ lục này.
  • Đất có rừng đặc dụng là rừng trồng – RDT: Thống kê, kiểm kê diện tích đất có rừng đặc dụng đạt tiêu chuẩn rừng theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp; được hình thành do con người trồng mới trên đất chưa có rừng; cải tạo rừng tự nhiên; trồng lại hoặc tái sinh sau khai thác rừng trồng; kể cả diện tích các hạng mục công trình hạ tầng cơ sở kỹ thuật trong rừng theo thiết kế phục vụ cho bảo vệ, phát triển rừng như nêu tại điểm 1.2.1.1 Phụ lục này.
  • Đất đang được sử dụng để phát triển rừng đặc dụng – RDM: Thống kê, kiểm kê diện tích đất đã được giao, cho thuê sử dụng vào mục đích rừng đặc dụng và đã, đang được trồng rừng (rừng mới trồng) hoặc đang trong giai đoạn khoanh nuôi tái sinh tự nhiên hoặc khoanh nuôi tái sinh có kết hợp trồng bổ sung cây lâm nghiệp theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhưng chưa đạt tiêu chuẩn rừng; kể cả diện tích các hạng mục công trình hạ tầng cơ sở kỹ thuật trong rừng theo thiết kế phục vụ cho bảo vệ, phát triển rừng như nêu tại điểm 1.2.1.1 Phụ lục này.

Đất nuôi trồng thuỷ sản  NTS: Là đất được sử dụng chuyên vào mục đích nuôi, trồng thủy sản nước lợ, nước mặn và nước ngọt.

Đất làm muối  LMU: Là ruộng muối để sử dụng vào mục đích sản xuất muối.

Đất nông nghiệp khác  NKH: Gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép, kể cả các loại nhà khác gắn liền với khu vực chuồng trại để phục vụ cho chăn nuôi; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh.

Quy định về nhóm đất chưa sử dụng tại Việt Nam

Theo quy định của Điều 10 Luật Đất đai 2013 và Điều 8 Thông tư số 27/2018/TT-BTNMT thì đất chưa sử dụng được quy định như sau:

– Nhóm đất chưa sử dụng gồm đất bằng chưa sử dụng; đất đồi núi chưa sử dụng; núi đá không có rừng cây.

Theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 27/2018/TT-BTNMT ngày 14 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất quy định về đất chưa sử dụng như sau:

Nhóm đất chưa sử dụng  CSD: Là đất chưa được đưa vào sử dụng cho các mục đích theo quy định của Luật Đất đai, bao gồm đất bằng chưa sử dụng, đất đồi núi chưa sử dụng, núi đá không có rừng cây.

  • Đất bằng chưa sử dụng  BCS: Là đất chưa sử dụng tại vùng bằng phẳng ở đồng bằng, thung lũng, cao nguyên.
  • Đất đồi núi chưa sử dụng  DCS: Là đất chưa sử dụng trên đất dốc thuộc vùng đồi, núi.
  • Núi đá không có rừng cây  NCS: Là đất chưa sử dụng ở dạng núi đá mà trên đó không có rừng cây.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ LSX

Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề Đất không thổ cư là gì?. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến quy định soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; chi phí cấp lại sổ đỏ; cách tra số mã số thuế cá nhân; hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, giá đất bồi thường khi thu hồi đất; thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Hạn mức Nhà nước giao đất không thổ cư là đất trồng cây hàng năm cho người dân tại Việt Nam?

Hạn mức giao đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối cho mỗi hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp như sau:
– Không quá 03 héc ta cho mỗi loại đất đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thuộc khu vực Đông Nam Bộ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long;
– Không quá 02 héc ta cho mỗi loại đất đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác.

Hạn mức Nhà nước giao đất không thổ cư là đất trồng cây lâu năm cho người dân tại Việt Nam?

Hạn mức Nhà nước giao đất không thổ cư là đất trồng cây lâu năm cho người dân tại Việt Nam được tính như sau: Hạn mức giao đất trồng cây lâu năm cho mỗi hộ gia đình, cá nhân không quá 10 héc ta đối với xã, phường, thị trấn ở đồng bằng; không quá 30 héc ta đối với xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi.

Hạn mức Nhà nước giao đất không thổ cư là đất trồng rừng cho người dân tại Việt Nam là bao nhiêu?

Hạn mức Nhà nước giao đất không thổ cư là đất trồng rừng cho người dân tại Việt Nam được tính như sau: Hạn mức giao đất cho mỗi hộ gia đình, cá nhân không quá 30 héc ta đối với mỗi loại đất:
– Đất rừng phòng hộ;
– Đất rừng sản xuất

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm