Đất rừng phòng hộ là loại đất trồng rừng mà loại rừng đó có ý nghĩa trong việc chống hiện tượng xói mòn, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống sạt lở, lũ quét, lũ ống, hạn chế thiên tai, giúp điều hòa khí hậu, không khí, góp phần bảo vệ môi trường, quốc phòng an ninh kết hợp du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí đáp ứng các dịch vụ môi trường. Vì nhận thấy nhiều lợi ích của đất rừng phòng hộ, nhiều độc giả đã liên hệ Luật sư X và đặt câu hỏi câu hỏi liên quan như “Đất rừng phòng hộ có được cấp sổ đỏ?” Để giải đáp vấn đề này, Mời Quý độc giả cùng LSX cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé!
Căn cứ pháp lý:
Theo quy định 2023 đất rừng phòng hộ có được cấp sổ đỏ?
Điều 19 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai có nêu rõ 7 trường hợp không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất như sau:
1) Người quản lý, sử dụng đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn
2) Người thuê, thuê lại đất của người sử dụng đất, trừ trường hợp thuê, thuê lại đất của nhà đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
3) Người được nhận khoán đất trong nông – lâm trường và ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng.
4) Người đang sử dụng đất không đủ điều kiện cấp sổ đỏ.
5) Người sử dụng đất có điều kiện cấp sổ đỏ nhưng có thông báo hoặc quyết định giải tỏa, thu hồi đất từ cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
6) Tổ chức, UBND cấp xã được Nhà nước giao đất, không thu tiền sử dụng đất để sử dụng vào mục đích xây dựng công trình công cộng gồm đường giao thông, công trình dẫn nước, dẫn xăng, dầu, khí, đường truyền tải điện, truyền dẫn thông tin, khu vui chơi giải trí ngoài trời, nghĩa trang, nghĩa địa không nằm trong hình thức kinh doanh.
7) Tổ chức, cộng đồng dân cư được Nhà nước giao đất để quản lý.
Nếu đất rừng phòng hộ được sử dụng dưới mục đích đất nhận khoán, thuộc quỹ đất công ích, đã có quyết định thu hồi nhằm phục vụ cho các công trình xây dựng công cộng hoặc các trường hợp bị giới hạn khác có đề cập tại Điều 99, Luật Đất đai 2013 thì sẽ không được cấp sổ đỏ.
Có được tặng cho đất rừng phòng hộ không?
Căn cứ theo khoản 2, điều 192, Luật đất đai năm 2013 và Nghị định số 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai năm 2013 thì chỉ có quyền chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất này cho hộ gia đình, cá nhân đang sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ đó, không được chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sinh sống ngoài khu vực.
Ngoài ra nếu mảnh đất đáp ứng đầy đủ điều kiện để chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất được quy định tại Khoản 1, điều 188, Luật đất đai năm 2013 thì được quyền nhận chuyển nhượng mảnh đất.
Các loại lâm sản nào được phép khai thác trong rừng phòng hộ?
Tại Điều 20 Nghị định 156/2018/NĐ-CP quy định các loại lâm sản được khai thác trong rừng phòng hộ như sau:
“Điều 20. Khai thác lâm sản trong rừng phòng hộ
- Khai thác gỗ rừng tự nhiên
a) Đối tượng: theo quy định tại khoản 1 Điều 55 của Luật Lâm nghiệp;
b) Điều kiện: có phương án khai thác tận thu gỗ theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; đối với khai thác cây đứng ở nơi có mật độ lớn hơn mật độ quy định chỉ thực hiện trong thời gian mở cửa rừng;
c) Phương thức khai thác: đối với khai thác cây đứng thực hiện theo phương thức khai thác chọn với cường độ không quá 20% trữ lượng; rừng sau khi khai thác độ tàn che phải lớn hơn 0,6. - Khai thác lâm sản ngoài gỗ trong rừng tự nhiên
a) Đối tượng: theo quy định tại khoản 2 Điều 55 của Luật Lâm nghiệp;
b) Điều kiện: phải bảo đảm duy trì sự phát triển bền vững của khu rừng, sản lượng loài khai thác không được lớn hơn lượng tăng trưởng của loài đó; sau khi khai thác không làm ảnh hưởng chức năng phòng hộ của rừng;
c) Phương thức khai thác: do chủ rừng tự quyết định. - Khai thác gỗ rừng trồng
a) Đối tượng: theo quy định tại khoản 3 Điều 55 của Luật Lâm nghiệp;
b) Điều kiện: chủ rừng phải lập phương án khai thác gỗ theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
c) Phương thức khai thác: Khai thác tỉa thưa cây trồng chính phải bảo đảm mật độ còn lại ít nhất 600 cây/ha và phân bố đều trong lô. Khai thác chọn cây trồng chính cường độ không quá 20% trữ lượng. Khai thác trắng theo băng thì chiều rộng băng không quá 30 m; khai thác trắng theo đám thì diện tích đám không quá 3 ha, tổng diện tích khai thác hằng năm không vượt quá 20% tổng diện tích rừng đã đạt tiêu chuẩn phòng hộ. - Khai thác tận dụng gỗ rừng tự nhiên, rừng trồng
a) Đối tượng: cây gỗ trên diện tích rừng chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, khi thực hiện các biện pháp kỹ thuật lâm sinh, phục vụ công tác đào tạo và nhiệm vụ nghiên cứu khoa học;
b) Điều kiện: phải có quyết định phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền về chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích sử dụng khác; dự án lâm sinh; chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học.”
Theo đó được khai thác các loại lâm sản trong rừng phòng hộ gồm:
- Khai thác gỗ rừng tự nhiên
- Khai thác lâm sản ngoài gỗ trong rừng tự nhiên
- Khai thác gỗ rừng trồng
Ngoài ra khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, khi thực hiện các biện pháp kỹ thuật lâm sinh, phục vụ công tác đào tạo và nhiệm vụ nghiên cứu khoa học thì còn có thể khai thác tận dụng gỗ rừng tự nhiên, rừng trồng.
Khi thai thác các loại lâm sản này phải tuân thủ quy định về điều kiện và đối tượng khai thác như trên.
Mời bạn xem thêm
- Thủ tục thu hồi sổ đỏ cấp sai mục đích sử dụng theo quy định 2023
- Thủ tục chuyển nhượng đất trồng lúa thực hiện ra sao năm 2023 ?
- Thủ tục mua nhà ở xã hội năm 2023 như thế nào?
- Theo quy định 2023, nhà ở xã hội có được thế chấp không?
Thông tin liên hệ LSX
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Theo quy định 2023 đất rừng phòng hộ có được cấp sổ đỏ?“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như Thủ tục cấp lại giấy phép bưu chính. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
Thông thường, rừng phòng hộ thường được trồng và phát triển ở:
– Trên các lưu vực sông rừng phòng hộ thường được trồng ở những vùng núi cao, thượng nguồn của sông.
– Vì vùng thượng nguồn địa hình đồi núi hiểm trở, độ dốc lớn, khi có lũ hoặc mưa lớn dễ gây sạt lở đất, lũ quét lũ ống nên việc trồng rừng phòng hộ sẽ giúp điều tiết nước, hạn chế lũ và sạt lở đất.
Theo khoản 3 Điều 5 Luật Lâm nghiệp 2017, rừng phòng hộ phân loại theo mức độ xung yếu bao gồm 2 nhóm sau:
Nhóm 1:
Rừng phòng hộ đầu nguồn;
Rừng bảo vệ nguồn nước của cộng đồng dân cư;
Rừng phòng hộ biên giới;
Nhóm 2:
Rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay;
Rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển.
Tại Điều 19 Nghị định 156/2018/NĐ-CP quy định về bảo vệ rừng phòng hộ
Theo đó thực hiện bảo vệ rừng phòng hộ theo 4 tiêu chí sau đây:
Bảo vệ hệ sinh thái rừng
Bảo vệ thực vật rừng, động vật rừng
Thực hiện phòng cháy và chữa cháy
Thực hiện về phòng, trừ sinh vật vật gây hại rừng phòng hộ