Chào Luật sư X, Hiện tại gia đình tôi đã mua một mảnh đất thuộc đất rừng phòng hộ. Chúng tôi dự định sẽ chuyển đổi loại đất này sang đất thổ cư và chuyển nhượng lại cho họ hàng tôi. Cho tôi hỏi hiện nay pháp luật về đất đai có quy định như thế nào về vấn đề này? Chuyển đất rừng phòng hộ sang đất thổ cư được không? Mong được Luật sư hỗ trợ tư vấn. Tôi xin chân thành cảm ơn.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Việc chuyển huyển đổi mục đích sử dụng đất rừng phòng hộ nói riêng các loại đất khác nói chung sang đất trước mắt giải quyết nhu cầu về đất sử dụng cho các mục đích đầu tư, sản xuất – kinh doanh phi nông nghiệp của doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước; làm tăng hiệu quả sử dụng đất. Tuy nhiên đất rừng phòng hộ là loại đất đặc biệt nên cần phải đáp ứng một số điều kiện quy định mới của pháp luật 2023.
Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về “Đất rừng phòng hộ có lên thổ cư được không vào năm 2023?“. LuatsuX mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý:
Đất rừng phòng hộ có lên thổ cư được không vào năm 2023?
Theo quy định tại Điều 57 Luật Đất đai 2013 chỉ cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trong các trường hợp sau:
- Chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối;
- Chuyển đất trồng cây hàng năm khác sang đất nuôi trồng thủy sản nước mặn, đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản dưới hình thức ao, hồ, đầm;
- Chuyển đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang sử dụng vào mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp;
- Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp;
- Chuyển đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất;
- Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở;
- Chuyển đất xây dựng công trình sự nghiệp, đất sử dụng vào mục đích công cộng có mục đích kinh doanh, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ sang đất thương mại, dịch vụ; chuyển đất thương mại, dịch vụ, đất xây dựng công trình sự nghiệp sang đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp.
Chuyển đổi đất rừng phòng hộ lên đất thổ cư có được không? Câu trả lời không được chuyển đổi đất rừng phòng hộ sang đất ở; mà chỉ được chuyển đổi đất rừng phòng hộ sang sử dụng vào mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp;
Đất rừng đặc dụng có xây nhà được không?
Cũng như trên vừa trình bày đất rừng phòng hộ, đặc dụng không thể chuyển sang đất thổ cư. Do đó, không được phép xây nhà trên đất rừng đặc dụng.
Bởi, pháp luật hiện hành quy định đất được phép xây dựng nhà ở đó là đất thổ cư, đây là loại đất phục vụ cho việc xây dựng nhà ở cũng như các công trình phục vụ cho đời sống của người dân.
Với những mảnh đất nằm ngoài hạng mục đất thổ cư, nếu muốn xây dựng nhà ở còn cần phải làm hồ sơ xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
Theo đó, căn cứ Điều 57 Luật Đất đai năm 2013:
“Điều 57. Chuyển mục đích sử dụng đất
- Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm:
a) Chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối;
b) Chuyển đất trồng cây hàng năm khác sang đất nuôi trồng thủy sản nước mặn, đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản dưới hình thức ao, hồ, đầm;
c) Chuyển đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang sử dụng vào mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp…”
Chuyển đổi rừng phòng hộ sang rừng sản xuất như thế nào?
Đối với mỗi loại đất khác nhau thì việc các nhân, hộ gia đình, tổ chức muốn thực hiện việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất thì cũng cần phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định Điều 18 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định. Chính vì thế mà việc chuyển loại rừng này sang loại rừng khác phải đáp ứng các điều kiện sau:
– Phù hợp với quy hoạch lâm nghiệp;
– Đáp ứng các tiêu chí phân loại rừng;
– Có phương án chuyển loại rừng.
Để tránh tình trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng bừa bãi kho có quy hoạch và quản lý làm ảnh hưởng đến tự nhiên, đến đòi sống của người dân thì pháp luật đã quy định về việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng cần phải có sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền. Mà theo như quy định tại Luật Lâm nghiệp năm 2017 thì thẩm quyền quyết định chuyển loại rừng được quy định cụ thể như sau:
– Thủ tướng Chính phủ quyết định chuyển loại rừng đối với khu rừng do Thủ tướng Chính phủ thành lập theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định chuyển loại rừng không thuộc trường hợp quy định tại điểm nêu trên, sau khi được Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định chủ trương chuyển loại rừng.
Bên cạnh điều kiện chuyển mục đích được quy định tại Điều 19 Luật Lâm nghiệp 2017 (tương tự với các quy định chuyển mục đích đất rừng sản xuất), việc chuyển đổi đất rừng phòng hộ sang mục đích khác thuộc trường hợp phải xin phép cơ quan có thẩm quyền tại Điều 57 Luật Đất đai 2013. Như vậy, đất rừng phòng hộ có thể được chuyển đổi sang sử dụng cho mục đích khác thuộc nhóm đất nông nghiệp hoặc đất phi nông nghiệp.
Tuy nhiên, Điều 58 Luật Đất đai có quy định chi tiết đối với việc chuyển mục đích sử dụng đất để làm dự án đầu tư như sau:
Đối với dự án có sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng vào các mục đích khác mà không thuộc trường hợp được Quốc hội quyết định, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ được quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất khi có một trong các văn bản sau đây:
Văn bản chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ đối với trường hợp chuyển mục đích sử dụng từ 10 héc ta đất trồng lúa trở lên; từ 20 héc ta đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng trở lên;
Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh đối với trường hợp chuyển mục đích sử dụng dưới 10 héc ta đất trồng lúa; dưới 20 héc ta đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng.
Do đó, cần dựa vào diện tích chuyển đổi để xác định thẩm quyền trong trường hợp này. Chuyển đổi đất rừng phòng hộ hiện có nhiều trường hợp và quy định trong thực tế. Cá nhân, hộ gia đình, tổ chức có nhu cầu cần áp dụng đúng để tránh các sai phạm trong quá trình sử dụng, quản lý đất đai.
Như vậy dựa theo quy định trên thì việc chuyển đổi mục đích của rừng phòng hộ sang đất sản xuất thì được pháp luật cho phép nhưng khi thực hiện việc chuyển đổi thì cần phải được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền. Để đảm bảo tránh tình trạng chuyển đổi mục đích tràn lan mất kiểm soát. Đối với những người cố tình có hành vi vi phạm trong quá trình chuyển đổi thì sẽ bị thu hồi lại đất theo như quy định của pháp luật hiện hành.
Mời bạn xem thêm
- Thủ tục thu hồi sổ đỏ cấp sai mục đích sử dụng theo quy định 2023
- Thủ tục chuyển nhượng đất trồng lúa thực hiện ra sao năm 2023 ?
- Thủ tục mua nhà ở xã hội năm 2023 như thế nào?
- Theo quy định 2023, nhà ở xã hội có được thế chấp không?
Thông tin liên hệ LSX
Vấn đề “Đất rừng phòng hộ có lên thổ cư được không vào năm 2023?“đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới Làm sổ đỏ. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ Điều 59 Luật Đất đai 2013 về thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất có quy định như sau:
Thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trong các trường hợp sau đây:
a) Giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với tổ chức;
b) Giao đất đối với cơ sở tôn giáo;
c) Giao đất đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại khoản 3 Điều 55 của Luật này;
d) Cho thuê đất đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 56 của Luật này;
đ) Cho thuê đất đối với tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao.
Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trong các trường hợp sau đây:
a) Giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân. Trường hợp cho hộ gia đình, cá nhân thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp để sử dụng vào mục đích thương mại, dịch vụ với diện tích từ 0,5 héc ta trở lên thì phải có văn bản chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trước khi quyết định;
b) Giao đất đối với cộng đồng dân cư.
Ủy ban nhân dân cấp xã cho thuê đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn.
Cơ quan có thẩm quyền quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này không được ủy quyền.
Theo đó, UBND cấp tỉnh, UBND cấp huyện và UBND cấp xã đều có thẩm quyền chuyển mục đích sử dụng đất nhưng ở mỗi cấp có quy định riêng về giới hạn lĩnh vực được cho phép theo quy định pháp luật.
Ngoài ra, UBND cấp tỉnh và UBND cấp huyện không được ủy quyền cho cơ quan, tổ chức khác quyết định giao đất, cho thuê đất hay cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.
Khoản 1, Điều 188, Luật Đất đai 2013 quy định điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất.
Nếu mảnh đất bạn muốn chuyển nhượng đáp ứng đủ các điều kiện nêu trên, bạn hoàn toàn có quyền chuyển nhượng phần diện tích đất này.
Tuy nhiên lưu ý những trường hợp cấp chuyển nhượng tại phần trên chúng tôi đã tư vấn.
Điều 22 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định về các trường hợp nhà nước thu hồi rừng như sau:
Chủ rừng sử dụng rừng không đúng mục đích, cố ý không thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước hoặc vi phạm nghiêm trọng quy định của pháp luật về lâm nghiệp;
Chủ rừng không tiến hành hoạt động bảo vệ và phát triển rừng sau 12 tháng liên tục kể từ ngày được giao, được thuê rừng, trừ trường hợp bất khả kháng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận;
Chủ rừng tự nguyện trả lại rừng;
Rừng được Nhà nước giao, cho thuê khi hết hạn mà không được gia hạn;
Rừng được giao, được thuê không đúng thẩm quyền hoặc không đúng đối tượng;
Chủ rừng là cá nhân khi chết không có người thừa kế theo quy định của pháp luật;
Các trường hợp thu hồi đất có rừng khác theo quy định của Luật Đất đai.
Các trường hợp khác ở đây là nội dung được đề cập đến tại điều 16 Luật Đất đai 2013 (có thể tham khảo chi tiết tại Thu hồi đất có bằng khoán). Theo đó, tùy từng trường hợp, người sử dụng sẽ được bồi thường đất rừng phòng hộ, hỗ trợ theo các quy định hiện hành khi Nhà nước thu hồi rừng vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng; giao rừng, cho thuê rừng không đúng thẩm quyền hoặc không đúng đối tượng.