Đèn hỏng khi đang lưu thông trên đường bị phạt tiền không

bởi DuongAnhTho
Đèn hỏng khi đang lưu thông trên đường có bị phạt tiền?

Hệ thống đèn xe có tầm quan trọng rất lớn khi tham gia giao thông trên đường. Chính vì vậy khi tham gia giao thông bắt buộc phải có đầy đủ đèn chiếu sáng. Tuy nhiên đèn hỏng khi đang lưu thông trên đường bị phạt tiền hay không? Như thế nào là bật đèn đúng với quy định? Để hiểu rõ hơn vấn đề này hãy cùng tìm hiểu với Luật Sư X qua bài viết sau:

Căn cứ pháp lý

Không bật đèn xe khi tham gia giao thông bị phạt không? Thời điểm cần phải bật đèn xe

Theo quy định của Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì bắt buộc phải bật đèn xe theo đúng thời gian quy định. Thời điểm bắt buộc phải bật đèn xe là:

  • Từ 19 giờ ngày hôm nay đến 05 giờ ngày hôm sau
  • Khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn.
  • Trong hầm đường bộ

Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng bị xử phạt. Vậy đèn hỏng khi đang lưu thông trên đường bị phạt tiền hay không? Mời quý bạn đọc cùng đón xem phần tiếp theo của bài viết.

Đèn hỏng khi đang lưu thông trên đường bị phạt không

Theo khoản 3, 4 Điều 11 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định:

“ Điều 11. Những trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính

3. Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất ngờ;

4. Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất khả kháng;”

Như vậy, trường hợp đèn xe bị hỏng trong thời gian phải bật đèn xe nhưng người điều khiển phương tiện giao thông không biết trước hoặc không thể biết thì không bị xử phạt vi phạm hành chính.

Nếu người điều khiển phương tiện không biết trước được thì sẽ không bị xử phạt. Nếu chứng minh được do sự kiện bất ngờ hoặc sự kiện bất khả kháng. Vậy nếu không chứng minh được có bị phạt tiền không?

Nhưng để được áp dụng điều này thì người điều khiển xe phải chứng minh được việc không bật đèn xe là do sự kiện bất ngờ hoặc là sự việc bất khả kháng.

Đèn hỏng khi đang lưu thông trên đường bị phạt tiền với mức bao nhiêu

– Điểm l khoản 1 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:

Điều 6. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

l) Không sử dụng đèn chiếu sáng trong thời gian từ 19 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau hoặc khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn;

Đèn hỏng khi đang lưu thông trên đường bị phạt tiền nếu không chứng minh được đèn otô hỏng khi đang lưu thông trên đường

–  Dựa vào Điểm g khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định ôtô bị phạt từ 800.000đồng đến 1.000.000 đồng:

Điều 5. Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

3. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

g) Không sử dụng hoặc sử dụng không đủ đèn chiếu sáng trong thời gian từ 19 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau, …

Đèn chiếu sáng ô tô bị hỏng khi đang lưu thông trên đường phạt bao nhiêu

Căn cứ theo quy định tại điểm g khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định mức phạt lỗi Đèn chiếu sáng ô tô bị cháy như sau:

“Điều 5. Xử phạt người điều khiển, người được chở trên xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

3. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

g) Không sử dụng hoặc sử dụng không đủ đèn chiếu sáng trong thời gian từ 19 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau, khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn; sử dụng đèn chiếu xa khi tránh xe đi ngược chiều;”

Như vậy, theo quy định trên thì trường hợp xe ô tô không sử dụng hoặc sử dụng không đủ đèn chiếu sáng từ 19 giờ đến 5 giờ ngày hôm sau sẽ bị phạt từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

Bật đèn như thế nào là đúng quy định

Chúng ta vừa tìm hiểu đèn hỏng khi đang lưu thông trên đường bị phạt tiền hay không? Mời bạn đọc cùng tiếp tục với cách bật đèn đúng quy định.

– Trong đô thị và khu đông dân cư

 Căn cứ theo khoản 12 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định:

Điều 8. Các hành vi bị nghiêm cấm

12. Bấm còi, rú ga liên tục; bấm còi trong thời gian từ 22 giờ đến 5 giờ, bấm còi hơi, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị và khu đông dân cư, trừ các xe được quyền ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định của Luật này.

– Tránh xe đi ngược chiều

 Căn cứ Điểm m khoản 1 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP

Điều 6. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

m) Tránh xe không đúng quy định; sử dụng đèn chiếu xa khi tránh xe đi ngược chiều; không nhường đường cho xe đi ngược chiều theo quy định tại nơi đường hẹp, đường dốc, nơi có chướng ngại vật;”

Thông tin liên hệ

Trên đây là quan điểm của Luật Sư X về vấn đề: “Đèn hỏng khi đang lưu thông trên đường bị phạt tiền”. Để biết thêm thông tin chi tiết vui lòng liên hệ qua hotline:0833 102 102. Hoặc qua các kênh sau:

FB: www.facebook.com/luatsux

Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux

Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

1. Bật đèn pha ( đèn chiếu xa) trong thành phố có bị phạt hay không?

Khi lưu thông trong thành phố người điều khiển phương tiện giao thông bị cấm sử dụng đèn pha. Nếu ô tô vi phạm quy định này thì sẽ chịu mức phạt vi phạm là từ 800.000 đến 1.000.000 đồng, xe máy là từ 100.000 – 200.000 đồng theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

2. Không bật đèn xi nhan bị phạt bao nhiêu tiền

– Đối với ô tô: Người tham gia giao thông có thể bị phạt từ 400.000 đồng đến 5.000.000 tùy từng trường hợp, thậm chí có thể bị tịch thu giấy phép lái xe từ 1 đến 3 tháng.
– Đối với xe môtô, xe máy: có thể bị phạt từ 100.000 đồng đến 400.000 tùy vào từng trường hợp.

3. Mức xử phạt khi đi trong hầm đường bộ không bật đèn.

Nếu vi phạm, người điều khiển xe sẽ bị xử phạt theo quy định của Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Cụ thể:
– Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô.
– Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm