- Luật Giao thông đường bộ năm 2008;
- Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.
Tín hiệu xanh là được đi;
Tín hiệu đỏ là cấm đi;
Tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp; trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường.
2. Việc đèn xanh không chịu di chuyển thì bị phạt gì? Theo quy định trên thì ” đèn xanh buộc phải đi, không được dừng lại” trong trường hợp người không di chuyển bị coi là hành vi “cản trở giao thông”. Tại Nghị định 46/2016/NĐ-CP có quy định đối với mức phạt không chấp hành đèn tính hiệu giao thông như sau:-
Đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô bị phạt tiền từ 1.200.000 đồng đến 2.000.000 đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 tháng đến 3 tháng;
-
Đối với người điều khiển xe mô tô, xe máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe máy bị phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 tháng đến 3 tháng;
-
Đối với người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 1 tháng đến 3 tháng.
-
Mức xử phạt người điều khiển xe ôtô có hành vi dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe trái quy định gây ùn tắc giao thông bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng;
-
Trường hợp người điều khiển xe ôtô cố ý không chấp hành hiệu lệnh của CSGT cố ý dừng, đỗ phương tiện cản trở, gây ách tắc giao thông dẫn đến hậu quả nghiêm trọng còn bị xử lý trách nhiệm hình sự về tội “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ.”