Đi xe ngược chiều bị xử phạt thế nào?

bởi Luật Sư X
Để đi nhanh, tiết kiệm thời gian nhiều người khi tham gia giao thông thường có “thói quen” đi ngược chiều. Vậy đi ngược chiều có vi phạm pháp luật không? Nếu có thì sẽ bị xử phạt như thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé! Căn cứ pháp lý
  • Luật Giao thông đường bộ năm 2008.
  • Nghị định 46/2016/NĐ-CP ngày 25 tháng 06 năm 2016 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.

Nội dung tư vấn

1. Đi xe ngược chiều có vi phạm pháp luật không?

Đi xe ngược chiều được hiểu là hành vi điều khiển xe đi bên trái theo chiều đi của người điều khiển xe.

Theo tinh thần chung của pháp luật: “Chúng ta được làm những việc gì mà pháp luật không cấm”. Vậy hiển nhiên một điều rằng, khi pháp luật đã cấm một hành vi nào đó thì bắt buộc chúng ta không được thực hiện hành vi đó. Nếu chúng ta thực hiện hành vi đó thì tất nhiên là đã vi phạm pháp luật.

Và trong tình huống này cũng vậy, việc đi ngược chiều  cụ thể là đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều” là một hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Có thể chứng minh khẳng định trên như sau:

  • Điều 8 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định các hành vi bị nghiêm cấm. Theo đó, một trong các hành vi bị nghiêm cấm đó là hành vi vi phạm quy tắc giao thông thông đường bộ (khoản 23).
  • Và một trong những quy tắc chung giao thông đường bộ là: “Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ” (khoản 1 Điều 9 Luật Giao thông đường bộ năm 2008). 

Như vậy, người tham gia giao thông phải đi đúng chiều đi của mình (đi bên phải theo chiều đi của mình) và đi đúng phần đường dành cho mình. Khi người tham gia giao thông đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều” thì đã vi phạm quy tắc chung giao thông đường bộ. Và do vậy, hành vi đi ngược chiều này đã vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường bộ.

Khi đã thực hiện một hành vi vi phạm pháp luật thì người thực hiện hành vi vi phạm phải gánh chịu những hậu quả pháp lý bất lợi hay nói cách khác là phải chịu các chế tài.

2. Trách nhiệm pháp lý

Hành vi đi ngược chiều là hành vi vi phạm pháp luật hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Thật vậy:

Nghị định 46/2016/NĐ-CP ngày 26 tháng 05 năm 2016 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh giao thông đường bộ và đường sắt. Tại điểm b khoản 4, điểm a khoản 8 Điều 5; Điểm i khoản 4 Điều 6; Điểm b khoản 3 Điều 7 và Điểm e khoản 4 Điều 8 của Nghị định này đều quy định xử phạt vi phạm hành chính với hình thức phạt tiền đối với hành vi đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”. Cụ thể là:

Điều 5. Xử phạt người điều khiển, người được chở trên xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

4. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng, đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

b) Đi vào đường cấm, khu vực cấm; đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, trừ các hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 8 Điều này và các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định;

8. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: 

a) Điều khiển xe đi ngược chiều trên đường cao tốc, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định;…”

Điều 6. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

4. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

i) Đi vào đường cấm, khu vực cấm; đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, trừ trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định;…”

Điều 7. Xử phạt người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng (sau đây gọi chung là xe) vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

3. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

b) Đi vào đường cấm, khu vực cấm; đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”;…”

Điều 8. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe đạp, xe đạp máy, người điều khiển xe thô sơ khác vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

4. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

e) Đi vào đường cấm, khu vực cấm; đi ngược chiều đường của đường một chiều, đường có biển “Cấm đi ngược chiều”.”

Theo các quy định trên, ta có thể xác định được các yếu tố cấu tạo nên vi phạm hành chính đối với hành vi đi ngược chiều đường của đường một chiều, đường có biển “Cấm đi ngược chiều” như sau:

Chủ thể vi phạm hành chính

Chủ thể của hành vi đi ngược chiều đường của đường một chiều, đường có biển “Cấm đi ngược chiều” có thể là: 

  • Người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định;
  • Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy;
  • Người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng;
  • Người điều khiển, người ngồi trên xe đạp, xe đạp máy, người điều khiển xe thô sơ.Khách thể vi phạm hành chính

Khách thể của hành vi đi ngược chiều đường của đường một chiều, đường có biển “Cấm đi ngược chiều” là xâm phạm quy tắc giao thông đường bộ được nhà nước quy định và bảo vệ. Cụ thể là quy tắc: “Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình,… đi đúng phần đường quy định…” (khoản 1 Điều 9 Luật Giao thông đường bộ 2008).

Mặt khách quan

Hành vi vi phạm trong vi phạm hành chính này được xác định là hành vi điều khiển xe  ngược chiều đường của đường một chiều, đường có biển “Cấm đi ngược chiều”.

Mặt chủ quan

Lỗi của chủ thể thực hiện hành vi vi phạm trên có thể được xác định là lỗi vô ý hoặc lỗi cố ý.

Người này có thể đi ngược chiều do không để ý, quan sát biển báo hiệu, chỉ dẫn,… rằng đường đó là đường một chiều hoặc đường đó cấm đi ngược chiều. Hay cũng có thể cố tình đi ngược chiều để có thể đi nhanh hơn,… hay nhằm thực hiện được những mục đích mà người này mong muốn đạt được.

Ngoài ra, hành vi đi ngược chiều chưa đến mức gây hậu nghiêm trọng mà bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Do vậy, hành vi đi ngược chiều chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính.

Hình thức xử phạt và mức xử phạt đối với hành vi trên được quy định tại Nghị định 46/2016/NĐ-CP. Cụ thể là:

  • Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô, trừ đi ngược chiều trên đường cao tốccác xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định (Điểm b khoản 4 Điều 5 Nghị định 46/2016/NĐ-CP).
  • Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô đi ngược chiều trên đường cao tốc, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định (điểm a khoản 8 Điều 5 Nghị định 46/2016/NĐ-CP).
  • Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy (Điểm i khoản 4 Điều 6 Nghị định 46/2016/NĐ-CP).
  • Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng (Điểm b khoản 3 Điều 7 Nghị định 46/2016/NĐ-CP).
  • Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe đạp, xe đạp máy, xe thô sơ (Điểm e khoản 4 Điều 8 Nghị định 46/2016/NĐ-CP).
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Hi vọng bài viết bổ ích với bạn!

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là nội dung tư vấn về Đi xe ngược chiều bị xử phạt thế nào? Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.

Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102.

Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm