Dịch vụ cải chính, thay đổi quê quán, nguyên quán khai sinh

bởi Luật Sư X
Dịch vụ cải chính, thay đổi quê quán, nguyên quán khai sinh

Khi đăng ký khai sinh, kê khai sổ hộ khẩu, làm chứng minh nhân dân thì nhiều trường hợp bị nhầm lẫn về nơi sinh, quê quán. Luật sư X hân hạnh hỗ trợ dịch vụ cải chính quê quán, nguyên quán khai sinh để thuận tiện hơn trong sinh sống.

Căn cứ pháp lý:

  • Bộ luật dân sự 2015;
  • Luật hộ tịch 2014.

Nội dung tư vấn

1. Quy định về quê quán, nguyên quán

Pháp luật có những quy định rõ ràng về quê quán và nguyên quán của một người khi tiến hành đăng ký khai sinh. Trên thực tế khi đi khai sinh thì nhiều người thực hiện kê khai sai, nhầm lẫn khiến không nhất quán trong giấy tờ hồ sơ, ví dụ:

  • Nguyên quán của bố tại Hòa Bình;
  • Nguyên quán của mẹ tại Hà Nội;
  • Nguyên quán khai sinh của con lại ở Sơn La.

Điều này khiến các giấy tờ không giống nhau và gây khó khăn trong khi làm các thủ tục hành chính, thừa kế tài sản.

Nguyên quán là gì? Quê quán là gì?

Theo Đại từ điển tiếng Việt của Trung tâm Ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam do Nhà xuất bản Văn Hóa Thông Tin xuất bản năm 1999, nguyên quán là “quê gốc, phân biệt với trú quán”, quê quán là “quê, nơi sinh trưởng, nơi anh em, họ hàng sinh sống lâu đời”. Nhưng theo tôi sự giải nghĩa như vậy là chưa rõ ràng.

Còn về pháp luật, trước đây Bộ Tư pháp và Bộ Công an có sự khác nhau. Thuật ngữ “nguyên quán” là do Bộ Công an đưa ra để yêu cầu người dân khai trong các giấy tờ do bộ này có thẩm quyền cấp như: chứng minh nhân dân, hộ khẩu… Còn Bộ Tư pháp sử dụng thuật ngữ “quê quán” để yêu cầu người dân khai khi đi làm giấy khai sinh, lý lịch… Mãi đến ngày 19-11-2007, Chính phủ ban hành nghị định số 170/2007/NĐ-CP sửa đổi mục “nguyên quán” thành “quê quán” thì mới có sự thống nhất. Mặc dù vậy, cho đến nay cả hai bộ Công an và Tư pháp đều chưa có hướng dẫn cụ thể về việc xác định quê quán là như thế nào.

Theo quy định tại Luật hộ tịch 2014 thì:

Điều 4. Giải thích từ ngữ
8. Quê quán của cá nhân được xác định theo quê quán của cha hoặc mẹ theo thỏa thuận của cha, mẹ hoặc theo tập quán được ghi trong tờ khai khi đăng ký khai sinh.

Về cơ bản theo quy định của pháp luật thì Quê quán là thuật ngữ chính xác hơn và nguyên quán hay quê quán được xác định là 1.

Tham khảo bài viết:

2. Thủ tục thay đổi nguyên quán, quê quán

Việc thay đổi quê quán, nguyên quán được coi là một thủ tục về cải chính hộ tịch được quy định trong Luật hộ tịch 2014: “12. Cải chính hộ tịch là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi những thông tin hộ tịch của cá nhân trong trường hợp có sai sót khi đăng ký hộ tịch.”

Việc cải chính hộ tịch được thực hiện tại UBND cấp xã, phường hoặc UBND cấp Huyện khi đã trên 14 tuổi.

Hồ sơ cải chính nguyên quán, quê quán bao gồm:

  • Tờ khai thay đổi, cải chính hộ tịch (theo mẫu của Bộ tư pháp);
  • Giấy khai sinh bản gốc;
  • Bằng chứng chứng minh cho việc thay đổi hộ tịch.

3. Dịch vụ cải chính, thay đổi quê quán, nguyên quán

Trên thực tế, việc xác định quê quán chỉ có ý nghĩa về mặt tình cảm là chính khi thể hiện sự gắn bó về mặt tình cảm, có ông bà, cha mẹ, dòng họ sinh sống, để đi đâu xa cũng nhớ về. Tuy nhiên, xét trên khía cạnh định danh và bằng chứng thì ghi nhận quê quán, nguyên quán sẽ có ý nghĩa rất lớn.

Luật sư X là đơn vị duy nhất, chuyên nghiệp nhất cung cấp dịch vụ cải chính, thay đổi quê quán giúp quý khách đồng bộ giấy tờ tùy thân và ghi nhớ nguồn cội. Khi sử dụng dịch vụ này, quý khách được hỗ trợ:

  • Tư vấn xác định quê quán, nguyên quán;
  • Soạn thảo hồ sơ giấy tờ hợp lệ;
  • Đại diện xử lý, nhận và bàn giao kết quả.

Hãy liên hệ: 0833 102 102 khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ thay đổi nguyên quán.

Hân hạnh được phục vụ!

Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm