Rất nhiều người lao động có thắc mắc về chế độ bảo hiểm xã hội mà họ được hưởng. Nhiều doanh nghiệp có nhu cầu đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động nhưng lại chưa biết phải thực hiện thế nào? Tất cả những câu hỏi trên đều có thể dễ dàng được giải đáp, nếu bạn sử dụng dịch vụ đăng ký bảo hiểm xã hội lần đầu của Luật sư X.
Chào Luật sư X, tôi là H*** chủ doanh nghiệp có trụ sở tại Hà Nội. Hiện nay tôi đã tiến hành đăng ký kinh doanh và có thuê 05 người lao động để làm việc. Tôi muốn được luật sư hướng dẫn về cách thức để đóng, đăng ký nộp bảo hiểm xã hội lần đầu cho nhân viên của mình.
Căn cứ:
- Luật bảo hiểm xã hội 2014;
- Bộ luật lao động 2012;
- Quyết định 772/QĐ-BHXH 2018 của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam.
Nội dung tư vấn:
Đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) là bắt buộc
Quy định về đóng bảo hiểm xã hội lần đầu
Theo quy định tại Luật bảo hiểm xã hội, có 2 đối tượng đáng lưu ý sau là bắt buộc phải đóng bảo hiểm xã hội:
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng; Ngoài 2 đối tượng này, có nhiều đối tượng khác cũng bắt buộc phải đóng BHXH. Tuy nhiên, chỉ riêng 2 đối tượng trên cũng đã chiếm hầu hết người lao động trên cả nước. Chỉ có người lao động làm việc với hợp đồng lao động, thời hạn dưới 01 tháng thì mới không phải đóng bảo hiểm. Như vậy, với hầu hết tất cả các doanh nghiệp thì đóng bảo hiểm là bắt buộc.
Như vậy, khi thành lập doanh nghiệp và sử dụng người lao động, phần lớn các công ty sẽ phải ngay lập tức làm thủ tục đóng bảo hiểm xã hội lần đầu cho nhân viên của mình. Việc không thực hiện thủ tục sẽ được coi là vi phạm và sẽ bị xử phạt tùy mức độ.
Không đăng ký đóng bảo hiểm xã hội có thể bị đi tù
Nếu doanh nghiệp không tiến hành đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động thì sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật. Nhẹ thì xử phạt hành chính, nặng thì phạt tù! Mức xử phạt vi phạm hành chính tại nghị định 95/2013/NĐ-CP như sau:
Điều 26. Vi phạm quy định về đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp
3. Phạt tiền với mức từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc truy nộp số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chưa đóng, chậm đóng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều này;
b) Buộc đóng số tiền lãi của số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chưa đóng, chậm đóng theo mức lãi suất của hoạt động đầu tư từ Quỹ bảo hiểm xã hội trong năm đối với vi phạm quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.
Ngoài việc phải nộp phạt, doanh nghiệp vẫn phải đóng số tiền bảo hiểm cần nộp, và nộp cả tiền lãi với số tiền này nữa. Nếu đã bị phạt hành chính mà doanh nghiệp vẫn tái phạm, thì có thể bị phạt tù theo quy định của bộ luật hình sự. Mức xử phạt như sau
- Phạt tù: Cao nhất đến 7 năm tù giam
- Phạt tiền: Cao nhất đến 3 tỷ đồng
Mức phạt rất nặng, và cơ chế thanh tra, xử phạt ngày càng xiết chặt. Doanh nghiệp không nên vì lợi ích nhỏ mà phải chịu những hình phạt nặng nề như vậy.
Thủ tục đăng ký bảo hiểm xã hội lần đầu
Trong vòng 30 ngày kể từ ngày giao kết hợp đồng lao động thì người sử dụng lao động phải tiến hành thủ tục đăng ký BHXH cho người lao động.
Hồ sơ đăng ký
Cả người lao động và người sử dụng lao động đều sẽ phải chuẩn bị hồ sơ để đăng ký bảo hiểm xã hội, cụ thể:
Đối với người lao động:
Người lao động khai và nộp cho người sử dụng lao động 01 bộ hồ sơ bao gồm các tài liệu sau:
- Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế (Mẫu TK1-TS)
- Trường hợp được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế cao hơn thì bổ sung Giấy tờ chứng minh (nếu có).
Đối với người sử dụng lao động:
Sau khi nhận đủ hồ sơ từ người lao động, người sử dụng lao động tập hợp xây dựng hồ sơ như sau:
- Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh thông tin bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế (Mẫu TK3-TS)
- Danh sách lao động tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (Mẫu D02-TS)
- Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS).
Lưu ý: Các mẫu tờ khai nêu trên đều được quy định trong Quyết định 772/QĐ-BHXH 2018 của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam
Trình tự thủ tục đăng ký bảo hiểm xã hội lần đầu
Doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ theo một trong các hình thức sau đây:
- Nộp trực tiếp tại cơ quan BHXH cấp quận/ huyện nơi doanh nghiệp đặt trụ sở
- Gửi hồ sơ thông qua đường bưu điện đến cơ quan BHXH cấp quận/ huyện nơi doanh nghiệp đặt trụ sở
- Nộp hồ sơ online thông qua các phần mềm BHXH của các đơn vị cung cấp
Sau 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ, cơ quan BHXH sẽ trả lời doanh nghiệp. Sẽ có 2 trường hợp xảy ra: Hồ sơ hợp lệ: Doanh nghiệp nhận được Sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm xã hội của người lao động Hồ sơ cần bổ sung: Cơ quan BHXH ra thông báo từ chối, hướng dẫn doanh nghiệp sửa đổi bổ sung hồ sơ. Lưu ý: Tại Hà Nội, doanh nghiệp bắt buộc phải nộp hồ sơ bằng hình thức online.
Dịch vụ đăng ký bảo hiểm xã hội lần đầu của Luật sư X
Mặc dù hiện nay, thủ tục đăng ký bảo hiểm xã hội đã có nhiều cải tiến, song vẫn khá phức tạp. Có thể kể đến những khó khăn nếu doanh nghiệp tự mình tiến hành thủ tục tục như sau:
- Không có nhiều thời gian để tự mình thực hiện;
- Vướng mắc khi soạn thảo và nộp hồ sơ, đặc biệt là khi chuẩn bị các tờ khai;
- Khi hồ sơ gặp trục trặc cần sửa đổi bổ sung, thường người không có kinh nghiệm sẽ rất lúng túng khi giải quyết.
Đồng cảm với những khó khăn đó, Luật sư X trân trọng giới thiệu dịch vụ đăng ký bảo hiểm xã hội lần đầu tới quý khách hàng. Công việc của quý khách chỉ là cung cấp thông tin. Luật sư X sẽ giúp quý khách đăng ký bảo hiểm xã hội nhanh nhất, chính xác nhất. Sử dụng dịch vụ của Luật sư X sẽ đem lại những lợi ích sau:
- Tặng tài khoản bảo hiểm xã hội doanh nghiệp;
- Tiết kiệm được thời gian và công sức;
- Không phải đau đầu nghiên cứu hồ sơ và thủ tục;
- Nhận kết quả tại nhà thật thuận tiện.
Chi phí dịch vụ:
- Trường hợp từ 1 – 10 người lao động: Chỉ từ 890.000đ/ 1 hồ sơ bảo hiểm xã hội mới
- Trường hợp từ 10 – 100 người lao động: Chỉ từ 790.000đ/ 1 hồ sơ bảo hiểm xã hội mới
- Trường hợp trên 100 người lao động: Chỉ từ 590.000đ/ 1 hồ sơ bảo hiểm xã hội mới
Nếu quý khách có nhu cầu đăng ký bảo hiểm xã hội lần đầu, đừng e ngại mà hãy liên hệ ngay với Luật sư X để được phục vụ tốt nhất: 0833 102 102 Hy vọng bài viết hữu ích với quý khách..
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại Luật bảo hiểm xã hội, có 2 đối tượng đáng lưu ý sau là bắt buộc phải đóng bảo hiểm xã hội. Như vậy, khi thành lập doanh nghiệp và sử dụng người lao động, phần lớn các công ty sẽ phải ngay lập tức làm thủ tục đóng bảo hiểm xã hội lần đầu cho nhân viên của mình. Việc không thực hiện thủ tục sẽ được coi là vi phạm và sẽ bị xử phạt tùy mức độ.
Doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ theo một trong các hình thức sau đây:
– Nộp trực tiếp tại cơ quan BHXH cấp quận/ huyện nơi doanh nghiệp đặt trụ sở
– Gửi hồ sơ thông qua đường bưu điện đến cơ quan BHXH cấp quận/ huyện nơi doanh nghiệp đặt trụ sở
– Nộp hồ sơ online thông qua các phần mềm BHXH của các đơn vị cung cấp
Sau 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ, cơ quan BHXH sẽ trả lời doanh nghiệp. Sẽ có 2 trường hợp xảy ra: Hồ sơ hợp lệ: Doanh nghiệp nhận được Sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm xã hội của người lao động Hồ sơ cần bổ sung: Cơ quan BHXH ra thông báo từ chối, hướng dẫn doanh nghiệp sửa đổi bổ sung hồ sơ. Lưu ý: Tại Hà Nội, doanh nghiệp bắt buộc phải nộp hồ sơ bằng hình thức online.
Ngoài việc phải nộp phạt, doanh nghiệp vẫn phải đóng số tiền bảo hiểm cần nộp, và nộp cả tiền lãi với số tiền này nữa. Nếu đã bị phạt hành chính mà doanh nghiệp vẫn tái phạm, thì có thể bị phạt tù theo quy định của bộ luật hình sự. Mức xử phạt như sau
Phạt tù: Cao nhất đến 7 năm tù giam
Phạt tiền: Cao nhất đến 3 tỷ đồng
Mức phạt rất nặng, và cơ chế thanh tra, xử phạt ngày càng xiết chặt. Doanh nghiệp không nên vì lợi ích nhỏ mà phải chịu những hình phạt nặng nề như vậy.