Chúng ta đang sống trong thời kì khoa học công nghệ đang trên đà phát triển rực rỡ, cùng với đó là nền kinh tế đang chuyển mình mạnh mẽ với một tấm áo vô cùng mới mẻ, đó chính là nền kinh tế thị trường. Trong công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa này, bảo hộ nói chung và bảo hộ phần mềm nói riêng là vấn đề đang được toàn xã hội cũng như giới chuyên môn quan tâm hơn cả. Vậy thủ tục đăng ký quyền tác giả đối với phần mềm như thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé!
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Phần mềm là gì?
Phần mềm là một tập hợp các câu lệnh hoặc chỉ thị được viết bằng một hoặc nhiều ngôn ngữ lập trình theo một trật tự xác định nhằm tạo ra một nhiệm vụ hay chức năng hoặc một vấn đề cụ thể nào đó.
Phần mềm hoạt động bằng cách gửi trực tiếp các chỉ thị đến phần cứng hoặc bằng cách cung cấp dữ liệu để phục vụ các chương trình phần mềm khác thực hiện nhiệm vụ của mình. Phần mềm có thể hiểu một cách trừu tượng là những thứ không thể cầm, nắm như phần cứng và phần mềm hoạt động phụ thuộc vào phần cứng.
Để có thể xúc tiến thương mại phần mềm, hàng loạt các tài liệu khác cần được thiết kế, biên soạn như: hướng dẫn cài đặt, sử dụng, sửa lỗi, nâng cấp, tương thích hóa… và do đó, một phần mềm hoàn chỉnh có thể xem như được hợp thành bởi bốn thành tố: tài liệu thiết kế, chương trình máy tính, tài liệu hỗ trợ và sưu tập dữ liệu số đi kèm; trong đó, sưu tập dữ liệu số bao gồm các cơ sở dữ liệu và các tác phẩm số hoặc số hóa.
Có thể nói rằng, khái niệm phần mềm rộng hơn khái niệm chương trình máy tính, bao hàm các đối tượng, tài liệu không thuộc phần cứng liên kết với việc xây dựng và hoạt động của chương trình máy tính và có thể phân loại thành:
- Các tài liệu thiết kế bước đầu thí dụ như sơ đồ khối, biểu đồ, các đặc tả, mẫu biểu bảng
- Các chương trình máy tính bao gồm mã nguồn và mã đối tượng
- Các phương tiện xây dựng phần mềm như các chương trình dịch, chương trình bổ trợ…
- Thông tin được lưu trữ trên máy tính thí dụ như các tác phẩm viết, tác phẩm nghệ thuật, âm nhạc… được lưu trữ ở dạng số
- Cơ sở dữ liệu
- Các thông tin đầu ra của máy tính như âm thanh, các file, các trang in… hiển thị màn hình
- Các tài liệu hướng dẫn, tra cứu in trên giấy hay ở dạng số
- Các ngôn ngữ lập trình
Vì sao cần đăng ký quyền tác giả đối với phần mềm?
Khác với quyền sở hữu công nghiệp, việc bảo hộ phải được xác lập thông qua hoạt động đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền là Cục Sở Hữu Trí Tuệ, đối với các tác phẩm thuộc đối tượng của quyền tác giả, pháp luật bảo hộ ngay từ khi tác phẩm ra đời và thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định. Vì vậy, có thể khẳng định dù có được đăng ký hay không thì tác phẩm vẫn được pháp luật bảo hộ.
Tuy nhiên, tác giả và chủ sở hữu tác phẩm nên tiến hành đăng ký bản quyền đối với tác phẩm khi tác phẩm được sáng tạo ra, ý nghĩa thực sự của việc đăng ký là:
- Trong trường hợp có tranh chấp xảy ra, Giấy chứng nhận đăng ký này là bằng chứng tốt nhất chứng minh quyền sở hữu của tác giả đối với tác phẩm.
- Giấy chứng nhận đăng ký bản quyền cũng là một loại giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tác phẩm, được sử dụng khi định giá tài sản của công ty trong trường hợp cổ phần hóa, mua bán, sáp nhập doanh nghiệp.
- Việc đăng ký còn giúp cho chủ sở hữu tiến hành một số thủ tục hành chính với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, ví dụ trong trường hợp chủ sở hữu muốn xin Giấy phép phát hành trò chơi trực tuyến (game) thì một trong những tờ cần thiết đó là phải có Giấy chứng nhận đăng ký bản quyền đối với game đó.
Vì vậy, việc đăng ký quyền tác giả có ý nghĩa hết sức quan trọng đặc biệt khi phần mềm có giá trị thương mại trong tương lai.
Thủ tục đăng ký bảo hộ phần mềm
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Hồ sơ đăng kí quyền tác giả phần mềm bao gồm những giấy tờ sau:
- Tờ khai đăng ký quyền tác giả.
- Bản sao có công chứng Giấy phép thành lập doanh nghiệp và Giấy phép kinh doanh (nếu chủ sở hữu là tổ chức).
- Bản sao Chứng minh nhân dân của tác giả/các đồng tác giả (có công chứng).
- Giấy cam đoan của tác giả về tính trung thực trong quá trình sáng tạo tác phẩm và có chữ ký xác nhận của tác giả.
- Bản chuyển giao quyền tác giả.
- Bản gốc Giấy uỷ quyền đăng kí bản quyền tác giả.
- Hai đĩa CD ghi nội dung phần mềm.
- Hai bản in mã code được đóng thành quyển.
Ngoài các tài liệu trên, các chủ thể cần lưu ý những thông tin sau:
- Thời gian hoàn thành (thông tin này rất cần thiết trong việc giải quyết các tranh chấp nếu phát sinh).
- Thông tin công bố: Tác phẩm đã được công bố hay chưa? Nếu đã công bố thì ghi rõ thời gian công bố (ngày/tháng/năm), hình thức công bố.
Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký quyền tác giả đối với phần mềm
Theo quy định của pháp luật, để được cấp bằng độc quyền, chủ sở hữu phải nộp đơn để được xem xét cấp Giấy chứng nhận. Cơ quan có thẩm quyền thực hiện thủ tục đăng ký bản quyền phần mềm là Cục Bản quyền tác giả thuộc Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch.
Tác giả hoặc chủ sở hữu có thể trực tiếp hoặc ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác nộp bộ hồ sơ đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan tại một trong 3 địa chỉ sau:
- Trụ sở Cục Bản quyền tác giả tại Hà Nội: Số 33 Ngõ 294/2 Kim Mã, Quận Ba Đình, TP.Hà Nội.
- Văn phòng đại diện của Cục Bản quyền tác giả tại thành phố Hồ Chí Minh: 170 Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3, TP. HCM.
- Văn phòng đại diện của Cục Bản quyền tác giả tại thành phố Đà Nẵng: Số 58 Phan Chu Trinh, Quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.
Tác giả hoàn toàn có thể thực hiện việc nộp hồ sơ trực tiếp hoặc nộp qua đường bưu điện.
Bước 3: Nhận kết quả
Chủ sở hữu nộp lệ phí và nhận kết quả là Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả do Cục Bản quyền tác giả cấp.
Xem thêm: Dịch vụ đăng ký bản quyền tác giả
Vì sao bạn nên sử dụng dịch vụ đăng ký quyền tác giả đối với phần mềm của Luật sư X?
Thứ nhất, đăng kí quyền tác giả đối với phần mềm là một công việc đòi hỏi kiến thức, kinh nghiệm và trình độ chuyên môn cao, là một thủ tục khá phức tạp về quy trình, cách thức nộp đơn, nội dung đơn từ,… Chúng tôi, với đội ngũ Luật sư được đào tạo bài bản, chuyên sâu về pháp luật, có kỹ năng hành nghề và giàu kinh nghiệm, đã từng hoàn thiện thành công hồ sơ xin đăng kí bảo hộ phần mềm cho hàng trăm khách hàng trong nhiều năm qua, tự tin có thể tư vấn và hỗ trợ quý khách hàng một cách tốt nhất.
Thứ hai, chi phí hợp lý: Luật sư X luôn mong muốn cung cấp dịch vụ pháp lý ở mức cao nhất với chi phí phù hợp nhất đối với hoàn cảnh, điều kiện và mong muốn của khách hàng.
Thứ ba, tiết kiệm thời gian: Thời gian là vô giá, với kinh nghiệm dày dặn qua quá trình hoàn thiện hồ sơ đăng kí quyền tác giả đối với phần mềm cho các quý khách hàng, chúng tôi tự tin có thể tiến hành thủ tục một cách hiệu quả, hợp pháp, hợp lí trong thời gian ngắn nhất.
Thứ tư, đảm bảo về sự bảo mật thông tin khách hàng: Thông tin được coi là dữ liệu vô cùng quan trọng đối với mọi doanh nghiệp, tổ chức hay cá nhân. Để có được thông tin, dữ liệu đó, người dùng phải đánh đổi bằng nhiều thứ. Vì vậy, bảo mật thông tin là điều vô cùng quan trọng. Những thông tin bị đánh cắp có thể dẫn đến những rủi ro vô cùng nghiêm trọng đối với các khách hàng. Luật sư X cam kết mọi thông tin của khách hàng (thông tin địa chỉ cá nhân, tài khoản liên lạc hay những nội dung tối cơ bản khác được cung cấp trong quá trình thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ phần mềm) đều được bảo mật tuyệt đối.
Dịch vụ đăng ký bảo hộ phần mềm của Luật sư X
- Tiếp nhận yêu cầu của khách hàng về việc đăng kí bảo hộ phần mềm.
- Chuẩn bị các cơ sở pháp lý điều chỉnh các vấn đề liên quan đến đăng kí bảo hộ phần mềm.
- Tư vấn cho khách hàng về các nội dung cần thiết cho việc thực hiện đăng kí bảo hộ phần mềm.
- Hỗ trợ khách hàng chuẩn bị hồ sơ, trợ giúp khách hàng soạn thảo các văn bản pháp lí cần thiết cho hồ sơ đăng kí quyền tác giả đối với phần mềm.
- Đại diện khách hàng nộp hồ sơ đăng kí bảo hộ phần mềm tại Cục Bản quyền tác giả.
- Đại diện khách hàng thực hiện sửa đổi, bổ sung hồ sơ, nhận kết quả khi Cục Bản quyền tác giả cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả.
Xem thêm: Dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu (logo)
Rất hân hạnh được phục vụ quý khách!
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Đăng ký bản quyền website gồm: đăng ký giao diện website, đăng ký code của trang web, để bảo hộ bản quyền tác giả cho website của mình.
Việc độc quyền tác phẩm không phụ thuộc vào việc có đăng ký bản quyền tác giả hay không. Hay nói cách khác việc đăng ký bản quyền là không bắt buộc, việc đăng ký bản quyền tác giả có tác dụng giúp cho chủ sở hữu không phải chứng minh quyền tác giả khi xảy ra tranh chấp.
Hồ sơ đăng ký bản quyền web:
– Thông tin của Tác giả
– Thông tin người nộp đơn
– Bản code website
– Bộ ảnh chụp giao diện của website
– Bản sao chứng minh thư nhân dân của tác giả
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của chủ sở hữu
Thủ tục đăng ký nhãn hiệu online thực hiện như sau:
Bước 1: Truy cập vào cổng thông tin http://dvctt.noip.gov.vn/ và tạo tài khoản đăng ký.
Bước 2: Đăng nhập vào hệ thống bằng tài khoản đã đăng ký.
Bước 3: Nhập thông tin đơn đăng ký nhãn hiệu vào các trường theo yêu cầu. Người nộp đơn đính kèm các tài liệu bằng cách nhấn nút “Đính kèm” sau đó tải chọn tệp đính kèm lên hệ thống.
Bước 4: Ký số điện tử hồ sơ và nộp hồ sơ đến Cục Sở hữu trí tuệ.
Bước 5: Nộp lệ phí đăng ký nhãn hiệu (bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản).
Thời hạn bảo hộ quyền tác giả được quy định như sau:
1. Quyền nhân thân quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 19 của Luật Sở hữu trí tuệ được bảo hộ vô thời hạn.
2. Quyền nhân thân quy định tại khoản 3 Điều 19 và quyền tài sản quy định tại Điều 20 của Luật Sở hữu trí tuệ có thời hạn bảo hộ như sau:
a) Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, sân khấu, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là năm mươi năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên. Trong thời hạn năm mươi năm, kể từ khi tác phẩm điện ảnh, tác phẩm sân khấu được định hình, nếu tác phẩm chưa được công bố thì thời hạn được tính từ khi tác phẩm được định hình; đối với tác phẩm khuyết danh, khi các thông tin về tác giả được xuất hiện thì thời hạn bảo hộ được tính theo quy định tại điểm b khoản này;
b) Tác phẩm không thuộc loại hình quy định tại điểm a khoản này có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết; trong trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết;
c) Thời hạn bảo hộ quy định tại điểm a và điểm b khoản này chấm dứt vào thời điểm 24 giờ ngày 31 tháng 12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ quyền tác giả.