Dịch vụ luật sư giải quyết tranh chấp quyền nuôi con khi ly hôn

bởi LinhTrang
Dịch vụ ly hôn nhanh tại Hà Nội

Con cái là người chịu thiệt thòi nhất khi bố mẹ ly hôn. Giải quyết ly hôn không đơn giản là việc chấm dứt tình cảm của vợ chồng; mà còn liên quan đến những quyền lợi và nghĩa vụ phát sinh khác; như vấn đề phân chia tàn sản ly hôn đặc biệt là quy định người trực tiếp nuôi và cấp dưỡng cho con cái…

Vấn đề về quyền lợi của con sau khi ly hôn luôn là vấn đề quan trọng; làm sao để cuộc ly hôn diễn ra êm đẹp mà không ảnh hưởng đến quyền, lợi ích, mối quan hệ của con với bố, với mẹ – hơn nữa là khi vợ chồng đang phát sinh tranh chấp về con cái. Do đó mà; Luật sư X xin đưa ra dịch vụ luật sư giải quyết tranh chấp quyền nuôi con khi ly hôn.

Căn cứ pháp lý:

Quy định của pháp luật về quyền nuôi con khi ly hôn

Việc tranh giành quyền nuôi con giữa các cặp vợ chồng khi ly hôn luôn là vấn đề nhạy cảm và khó; mà thỏa mãn mong muốn của cả hai bên; ngoại trừ trường hợp ly hôn thuận tình. Trường hợp hai vợ chồng không thỏa thuận được; thì việc giao con cho ai nuôi sẽ do Tòa án quyết định; căn cứ vào khả năng và điều kiện của mỗi bên. Bên còn lại không trực tiếp nuôi dưỡng; thì phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. Có thể nói rằng pháp luật hôn nhân gia đình đã có những quy định hết sức cụ thể về quyền nuôi con; tại Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014:

Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn:

1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật Dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Tất nhiên, việc hai vợ chồng thỏa thuận quyền nuôi con là điều rất tốt trong một vụ việc ly hôn; bởi lẽ việc thống nhất được yếu tố này giúp việc giải quyết ly hôn một cách nhanh chóng nhất. Trong trường hợp hai vợ chồng không thỏa thuận được; thì Tòa án nhân dân sẽ là cơ quan có quyền phân sử quyền nuôi con dựa trên các yếu tố như điều kiện kinh tế, điều kiện môi trường cho con phát triển toàn diện cũng như sự giáo dục. Việc chứng minh những điều kiện có thể chăm sóc, nuôi dưỡng con cái rất quan trọng; và thường dựa trên những yếu tố dưới đây:

  • Chứng minh điều kiện kinh tế thông qua hợp đồng lao động (công việc ổn định), kê khai bảng lương hàng tháng, điều kiện về gia cảnh khác…
  • Chứng minh đủ điều kiện đáp ứng thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục. Có mong muốn và trao yêu thương dành cho con…
  • Nguyện vọng của con trên 7 tuổi chính là một trong những căn cứ pháp lý để giành quyền nuôi dưỡng con cái.

Tại Điều 82, Điều 83 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định như sau:

Điều 82. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.

1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.

2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.

Điều 83. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

1. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 82 của Luật này; yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình.

2. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

Như vậy khi quyết định; bản án của Tòa án có hiệu lực sẽ chỉ làm chấm dứt quyền và nghĩa vụ của vợ chồng; còn quyền và nghĩa vụ với con cái vẫn phải được bảo đảm thực hiện. Việc thăm nom con là quyền cơ bản của người không được trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn; mà người trực tiếp nuôi con không được cản trở.

Có thể thấy đây là quy định hoàn toàn hợp lý; bởi lẽ con cái là con chung của hai người và khi ly hôn xảy ra; thì người không được nuôi con cũng phải được thăm, chăm sóc con là điều dễ hiểu, giữ gìn truyền thống tình cảm mẫu tử, phụ tử. Chính quy định thành từng điều cụ thể trong văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất; nhằm đảm bảo tính tuân thủ của các chủ thể có liên quan.

Thủ tục giải quyết tranh chấp quyền nuôi con khi ly hôn

Tranh chấp về quyền nuôi con khi ly hôn; là tranh chấp chiếm tỉ lệ lớn trong những vụ ly hôn. Tranh chấp về con cái nói chung thường bao gồm những trường hợp:

  • Tranh chấp giành quyền nuôi con khi ly hôn.
  • Tranh chấp giành quyền nuôi con sau ly hôn (Khởi kiện thay đổi người trực tiếp nuôi con).
  • Tranh chấp về nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
  • Tranh chấp về nghĩa vụ thăm nuôi, chăm sóc con cái.

Căn cứ theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự năm 2015; thì một vụ việc tranh chấp về quyền nuôi con khi ly hôn được thực hiện theo trình tự như sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ yêu cầu tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền

Hồ sơ khởi kiện tranh chấp con cái bao gồm:

  • Đơn khởi kiện yêu cầu giải quyết quyền nuôi con.
  • Sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân (bản sao có chứng thực).
  • Giấy khai sinh của con (bản sao).
  • Các tài liệu chứng minh về khả năng kinh tế để đảm bảo giành quyền nuôi con.

Tòa án có thẩm quyền ở đây được xác định là Tòa án cấp huyện nơi bị đơn cư trú; hoặc Tòa án nhân dân cấp Tỉnh; trong trường hợp tranh chấp quyền nuôi con có yếu tố nước ngoài.

Bước 2: Sau khi nhận hồ sơ khởi kiện Tòa án sẽ xem xét tính hợp lệ của hồ sơ. Nếu đã đầy đủ và đảm bảo các điều kiện nhất định; thì tòa án ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí

Bước 3: Nguyên đơn nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm tại Chi cục thi hành án dân sự quận/huyện trong thời hạn theo quy định; và sau đó mang biên lai nộp tiền tạm ứng án phí cho Tòa án.

Bước 4: Tòa án tiến hành thụ lý vụ án, giải quyết vụ án theo thủ tục chung; và ra quyết định hoặc bản án để giải quyết vụ án.

Lưu ý: Biên lai nộp tiền tạm ứng án phí mới là một trong các điều kiện thụ lý vụ án. Nếu bạn quên mang biên lai nộp tiền đến nộp cho tòa án; thì cũng không được thụ lý dù đã nộp tiền tạm ứng tại Chi cục thi hành án dân sự. Vì vậy cần chú ý về vấn đề này.

Vì sao quý khách hàng nên lựa chọn sử dụng dịch vụ của Luật sư X?

Thứ nhất, Luật sư X là thương hiệu chất lượng và uy tín hàng đầu về tư vấn lĩnh vực hôn nhân và gia đình nói chung và giải quyết tranh chấp quyền nuôi con nói riêng trên địa bàn Hà Nội. Tự hào là đơn vị có đội ngũ luật sư được đào tạo bài bản, chuyên sâu về pháp luật, am hiểu thực tiễn, trải nghiệm trong các vụ án tranh tụng quyền nuôi con.

Chúng tôi tin rằng có thể đồng hành cùng quý khách trong suốt quá trình giải quyết tranh chấp nuôi con. Không dừng lại ở đó; sau mỗi vụ việc chúng tôi vẫn luôn dành thời gian cho khách hàng mà mình đã hỗ trợ; để có thể giúp đỡ và gỡ rối những vấn đề phát sinh liên quan. Chúng tôi luôn tâm niệm “niềm vui của khách hàng chính là niềm vui của chúng tôi”; vì vậy chúng tôi hoạt động với chân lý “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”.

Thứ hai, như chúng ta biết vấn đề giành quyền nuôi con là vấn đề rất nhạy cảm và rất khó giải quyết. Bởi vì ở vụ tranh chấp đó; không thể nào phân chia rạch ròi như chia tài sản; mà nó còn sự hiện diện của tình thân, tình mẫu tử, tình phụ tử. Không một người mẹ nào muốn rời xa con mình; đứa con mang nặng đẻ đau suốt chín tháng mười ngày; và chỉ mong một nỗi niềm con được lớn khôn, sống khỏe mạnh, được chăm sóc; và nhìn thấy con lớn khôn từng ngày.

Chúng ta thường nói tình phụ tử không nặng sâu bằng tình mẫu tử; nhưng có ai đong đếm được những tình cảm mà người cha dành cho con. Sự mong đợi con từng ngày, dành tình cảm, sự hy sinh cho con một cách trầm lặng. Dân gian có câu “Công cha như núi Thái Sơn/ Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra” đã thể hiện rất rõ công lao; cũng như tình cảm giữa tình mẹ con, tình cha con đậm sâu nhường nào.

Dẫu biết rằng ly hôn là điều không ai mong muốn; nhưng một khi đã không thể dung hòa quan hệ hôn nhân; không thể đem lại hạnh phúc vẹn tròn cho con; đặc biệt không thể cùng ngồi lại thỏa thuận trao con cho ai nuôi; thì phương án tốt nhất và tối ưu nhất mà anh hoặc chị nên lựa chọn; là hỗ trợ của các luật sư chuyên môn trong lĩnh vực này; để có hướng giải quyết tốt nhất, giảm thiểu tối đa sự tổn thương cho con và các bên.

Đứng trên phương diện của người làm cha làm mẹ; chúng tôi hiểu rằng tâm lý của anh, chị không dễ chịu chút nào khi phát sinh tranh chấp này và mang trong mình mong muốn phải giành được quyền nuôi con. Đến với Luật sư X; anh chị sẽ được đội ngũ luật sư đầu ngành tận tụy hỗ trợ và đồng hành để giải quyết vụ việc nhanh chóng, thuận lòng đôi bên.

Thứ ba, bảo mật thông tin.

Mỗi người có quyền riêng tư và có những tâm sự thầm kín khó nói. Qua quá trình hỗ trợ các khách hàng giải quyết tranh chấp quyền nuôi con; chúng tôi nhận thấy khách hàng thường lo sợ khi nói ra những thông tin liên quan đến tình cảm gia đình; sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của con, sợ mọi người đặt điều. Là những luật sư hiểu tâm lý khách hàng; chúng tôi coi trọng vấn đề bảo mật thông tin; chúng tôi luôn lắng nghe, luôn thấu hiểu, tạo niềm tin tưởng cho khách hàng.

Thứ tư, tiết kiệm thời gian, công sức:

Người ta vẫn nói “Thời gian là vàng là bạc” và khi đã qua đi thì không thể lấy lại được. Vì vậy chỉ có cách tận dụng hiệu quả thời gian hiện tại; mình có để làm tốt nhất có thể. Theo quy định pháp luật muốn giành quyền nuôi con; thì nhất định bạn phải chứng minh được mình có được những lợi thế tốt hơn đối phương cả về vật chất lẫn tinh thần và đảm bảo tốt nhất sự phát triển của con. Tuy nhiên việc chứng minh này không hề đơn giản; không phải chỉ thể hiện bằng lời nói trước tòa mà nguyên tắc là “án tại hồ sơ” – tòa án giải quyết tranh chấp căn cứ theo những tài liệu mà bạn cung cấp.

Do đó đòi hỏi kỹ năng nghiên cứu, thu thập chứng cứ, tài liệu chứng minh quyền; là rất quan trọng và yêu cầu phải nhanh. Nếu bạn tự tìm chứng cứ, tự thực hiện thủ tục hành chính từ cách thức thương lượng; khởi kiện sẽ gặp không ít khó khăn. Không có gì phải lo lắng vì đã có chúng tôi ở đây. Với đội ngũ luật sư hùng mạnh cùng sự nhiệt huyết cháy bỏng; chúng tôi sẽ giúp bạn thực hiện các công việc giải quyết tranh chấp một cách dễ dàng nhất và giành cơ hội nuôi con thuộc về mình.

Dịch vụ giải quyết tranh chấp quyền nuôi con của Luật sư X

Thứ nhất, chúng tôi đảm bảo sự cân bằng giữa tư vấn pháp lý và giải pháp thực tiễn. Dựa trên những quy định của pháp luật có liên quan; chúng tôi sẽ xác định vấn đề của khách hàng và đối chiếu vào thực tiễn để có cái nhìn tổng quan nhất, đảm bảo áp dụng quy định pháp luật một cách linh hoạt để xử lý tranh chấp. Luật sư X sẽ tư vấn tỉ mỉ, chi tiết, nhiệt tình về những vấn đề liên quan đến quyền nuôi con khi ly hôn; để có cách hiểu đúng đắn nhất, hợp pháp và hợp lý nhất:

  • Tư vấn về điều kiện nuôi con sau ly hôn.
  • Tư vấn về cấp dưỡng nuôi con.
  • Tư vấn giành quyền nuôi con khi ly hôn: Tư vấn và hướng dẫn khách hàng thu thập chứng cứ có lợi để giành quyền nuôi con khi ly hôn; Hỗ trợ khách hàng giành quyền nuôi; Tư vấn về điều kiện thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn (thay đổi quyền nuôi con). Đồng thời hướng dẫn bạn cách để dành tình cảm của con để trở thành lợi thế của bạn khi tòa án xem xét.
  • Tham gia bảo vệ quyền lợi hợp pháp của khách hàng trong việc giành quyền nuôi con hoặc thay đổi quyền nuôi con.
  • Tư vấn quyền nuôi con khi ly hôn trong các trường hợp cụ thể: Giành quyền nuôi con khi thu nhập thấp, không có chỗ ở ổn định, hoặc khi bố, mẹ không đăng ký kết hôn; Giành quyền nuôi con của người ngoại tình; Quyền nuôi con khi bố hoặc mẹ đứa trẻ chết; Giành quyền nuôi con khi chồng cũ lấy vợ hoặc vợ cũ lấy chồng; Yêu cầu hạn chế quyền thăm nom con; Yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; Tranh chấp quyền nuôi con có yếu tố nước ngoài; Thay đổi quyền nuôi con có yếu tố nước ngoài.

Thứ hai, xử lý tranh chấp giành quyền nuôi con một cách thấu tình đạt lý nhất; hạn chế tối đa những tổn thương, tổn thất của các bên liên quan. Nếu chỉ dựa trên quy định pháp luật và áp dụng cứng nhắc; thì rất khó giải quyết thỏa đáng tranh chấp; do đó chúng tôi sẽ thực hiện trao đổi thông tin với bên đối phương và cả con cái; để nắm bắt được suy nghĩ cũng như mong muốn mà đối phương đang hướng đến là gì từ đó đưa ra phương án xử lý tốt nhất.

Hòa giải cũng là một hoạt động tố tụng quan trọng; và cần thiết trong giải quyết tranh chấp ly hôn. Trong mọi trường hợp; thì phương án hòa giải luôn là lựa chọn tối ưu nếu đạt được mục đích và rõ ràng; Luật sư X sẽ lại đại diện để đưa ra quan điểm, thương lượng và nhượng bộ quyền nuôi con cho bạn.

Thứ ba, chúng tôi sẽ đại diện cho khách hàng với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp; để thực hiện các thủ tục từ giai đoạn tiền tố tụng cho đến tham gia phiên tòa xét xử vụ việc ly hôn; để bảo vệ quyền lợi của vợ hoặc chồng; mà bạn không cần tốn quá nhiều công sức và thời gian để tự mình giải quyết. Ngược lại những gì bạn cần làm là hợp tác với chúng tôi; cung cấp những thông tin chính xác về vụ việc và tin tưởng vào chúng tôi.

Mọi quá trình còn lại chúng tôi sẽ đứng ra giúp bạn giải quyết trong thời gian nhanh nhất và đảm bảo đem đến cho bạn sự hài lòng về dịch vụ của chúng tôi. Chúng tôi luôn tâm niệm làm việc bằng cả cái tâm và trao cho bạn sự hài lòng, tin tưởng; Luật sư X luôn đặt lợi ích của khách hàng lên vị trí hàng đầu. Với tư cách là những chuyên gia pháp luật với bề dày kinh nghiệm tham gia tranh tụng tại tòa án các cấp; đại diện người có quyền, lợi ích thực hiện thành công hàng ngàn vụ tranh chấp ly hôn; bạn có thể hoàn toàn yên tâm vào chất lượng dịch vụ luật sư khởi kiện tranh chấp về quyền nuôi con khi ly hôn của chúng tôi

Chúng tôi tiến hành chuẩn bị hồ sơ khởi kiện dựa trên những tài liệu và thông tin bạn cung cấp:

  • Soạn thảo đơn khởi kiện tranh chấp quyền nuôi con;
  • Thu thập những chứng cứ chứng minh về điều kiện kinh tế cũng như văn bản xác minh về điều kiện tinh thần của bạn đối với con cái;
  • Tiến hành nộp hồ sơ khởi kiện và theo dõi quá trình thụ lý và giải quyết vụ án;
  • Đồng hành cùng khách hàng trong các phiên hòa giải;
  • Tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng ngay tại phiên tòa trong trường hợp hòa giải không thành;
  • Hỗ trợ tư vấn những vấn đề liên quan sau tranh chấp về quyền nuôi con như cách thức bảo vệ con tránh tình trạng bị đối phương lạm dụng quyền nuôi con hoặc thay đổi người trực tiếp nuôi con như thế nào, cách xử lý khi bị ngăn cản thăm nom con (không phải là người trực tiếp nuôi con),…..

Hãy liên hệ với tôi ngay khi Quý khách có nhu cầu về sử dụng dịch vụ. Hân hạnh được hỗ trợ quý khách theo đường dây nóng: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Hồ sơ khởi kiện tranh chấp con cái bao gồm những gì?

Hồ sơ khởi kiện tranh chấp con cái bao gồm:
Đơn khởi kiện yêu cầu giải quyết quyền nuôi con.
Sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân (bản sao có chứng thực).
Giấy khai sinh của con (bản sao).
Các tài liệu chứng minh về khả năng kinh tế để đảm bảo giành quyền nuôi con.

Tranh chấp về con cái nói chung thường bao gồm những trường hợp nào?

Tranh chấp giành quyền nuôi con khi ly hôn.
Tranh chấp giành quyền nuôi con sau ly hôn (Khởi kiện thay đổi người trực tiếp nuôi con).
Tranh chấp về nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
Tranh chấp về nghĩa vụ thăm nuôi, chăm sóc con cái.

Thủ tục giải quyết tranh chấp quyền nuôi con khi ly hôn bao gồm?

Bước 1: Nộp hồ sơ yêu cầu tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền
Bước 2: Sau khi nhận hồ sơ khởi kiện Tòa án sẽ xem xét tính hợp lệ của hồ sơ. Nếu đã đầy đủ và đảm bảo các điều kiện nhất định; thì tòa án ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí
Bước 3: Nguyên đơn nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm tại Chi cục thi hành án dân sự quận/huyện trong thời hạn theo quy định; và sau đó mang biên lai nộp tiền tạm ứng án phí cho Tòa án.
Bước 4: Tòa án tiến hành thụ lý vụ án, giải quyết vụ án theo thủ tục chung; và ra quyết định hoặc bản án để giải quyết vụ án.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm