Hiện nay, Chính phủ Việt Nam có rất nhiều chính sách ưu đãi đối với các nhà đầu tư nước ngoài khi kinh doanh ở Việt Nam nhằm thực hiện chính sách thu hút đầu tư. Vì vậy, ngày càng có nhiều các Công ty có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập ở nước ta. Tuy nhiên, khi tiến hành thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam thì các nhà đầu tư cần tìm hiểu, nắm bắt các quy định của pháp luật hiện hành để đảm bảo các điều kiện tối ưu nhất khi đầu tư, kinh doanh. Vì vậy, hãy cùng Phòng tư vấn Luật doanh nghiệp của Luật sư X tìm hiểu xem pháp luật Việt Nam quy định như thế nào về việc thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài nhé!
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Khái niệm công ty có vốn đầu tư nước ngoài
Theo khoản 22 Điều 3 Luật đầu tư năm 2020 thì; ”Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông.”
Như vậy, theo quy định này; ta có thể hiểu các công ty có vốn đầu tư nước ngoài; không phân biệt tỷ lệ vốn của bên nước ngoài góp là bao nhiêu. Công ty có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài bao gồm:
– Công ty 100% vốn nước ngoài.
– Công ty có cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài đầu tư (góp vốn thành lập, mua vốn góp).
Điều kiện thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài
Các tổ chức; cá nhân nước ngoài có nhu cầu đầu tư theo hình thức thành lập Công ty tại Việt Nam; cần phải thỏa mãn các điều kiện sau để được thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài:
* Điều kiện về Quốc tịch nhà đầu tư
Việt Nam chỉ cho phép tổ chức; công ty nước ngoài đầu tư theo hình thức thành lập Công ty tại Việt Nam; khi thương nhân nước ngoài có Quốc tịch là các nước là thành viên của WTO.
Các hình thức thành lập Công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam bao gồm:
- Thành lập công ty 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam
- Thành lập công ty liên doanh tại Việt Nam.
* Điều kiện về địa điểm triển khai dự án; địa điểm đặt trụ sở công ty có vốn đầu tư nước ngoài
Nhà đầu tư nước ngoài cần lựa chọn địa điểm triển khai dự án phù hợp với mục tiêu; dự định kinh doanh. Đây là điểm khá quan trọng tạo nên sự khác biệt giữa việc thành lập công ty Việt Nam; và thành lập công ty vốn nước ngoài.
Công ty vốn nước ngoài sẽ không thể đăng ký việc; Sản xuất gia công nếu có địa điểm triển khai dự án tại nhà dân sinh có diện tích nhỏ; hoặc đặt các tòa nhà văn phòng. Ngoài ra, với những trường hợp riêng, điều kiện về địa điểm này cũng sẽ rất khác nhau.
* Điều kiện về kinh nghiệm của nhà đầu tư
Nhà đầu tư cần giải trình về kinh nghiệm của nhà đầu tư; với các mục tiêu dự định đầu tư. Điều kiện dự án cần đáp ứng khi thực hiện các mục tiêu dự án lĩnh vực đầu tư có điều kiện.
* Điều kiện về năng lực tài chính của nhà đầu tư
Nhà đầu tư nước ngoài cần kê khai thông tin về vốn đầu tư của dự án đầu tư; vốn điều lệ công ty và vốn nước ngoài cần tương ứng với năng lực tài chính của mình; và phải xuất trình giấy tờ chứng minh được năng lực tài chính với số vốn dự kiến góp cho dự án.
Giấy tờ chứng minh có thể là giấy xác nhận số dư tài khoản; hoặc giấy bảo lãnh của ngân hàng nước ngoài hoặc một số giấy tờ khác.
Thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài
Bước 1: Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Khi muốn thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài; trước tiên các nhà đầu tư cần có giấy chứng nhận đầu tư.
Bước 2: Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; làm con dấu cho công ty; con dấu chức danh cho người đại diện theo pháp luật
Sau khi có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; nhà đầu tư cần chuẩn bị hồ sơ; để tiến hành thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Bước 3: Đăng thông báo thành lập doanh nghiệp
Công ty sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; cần thông báo công khai trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp; và phải trả phí theo quy định.
Những việc cần làm sau khi thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài
- Đăng ký áp dụng phương pháp tính thuế giá trị gia tăng khấu trừ; Doanh nghiệp nộp mẫu 06/GTGT đề nghị áp dụng phương pháp tính thuế giá trị gia tăng khấu trừ tới cơ quan thuế quản lý để được xuất hoá đơn đỏ.
- Kê khai và nộp thuế môn bài tại cơ quan thuế quản lý.
- Treo biển tại trụ sở công ty: biển công ty phải thể hiện thông tin về tên công ty; địa chỉ; số điện thoại của công ty. Tránh trường hợp khi cơ quan thuế xuống kiểm tra trụ sở sẽ thông báo doanh nghiệp không hoạt động tại trụ sở và không cho doanh nghiệp đăng ký sử dụng hoá đơn.
- Mở tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp; thông báo tài khoản ngân hàng với phòng đăng ký kinh doanh, nộp thuế điện tử.
- Đăng ký chữ ký số điện tử thực hiện nộp thuế điện tử: Doanh nghiệp đặt mua chữ ký số; và đăng ký sử dụng với nhà cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số. Chữ ký số điện tử có giá trị tương đương với con dấu của doanh nghiệp khi nộp thuế điện tử.
- In và đặt in hóa đơn
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định pháp luật Việt Nam hiện hành. Hy vọng bài viết bổ ích với bạn đọc!
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại Điều 39 của Luật Đầu tư năm 2020 thì cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gồm;
Thứ nhất, Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế;
Thứ hai, Sở Kế hoạch và Đầu tư;
Thứ ba, cơ quan đăng ký đầu tư nơi nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư, đặt hoặc dự kiến đặt văn phòng điều hành để thực hiện dự án đầu tư;
Thứ tư, Cơ quan tiếp nhận hồ sơ dự án đầu tư là cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; trừ trường hợp quy định tại Điều 34 và Điều 35 của Luật này.
Công ty có vốn đầu tư nước ngoài phải nộp một số loại thuế cơ bản như Thuế môn bài, Thuế thu nhập doanh nghiệp, Thuế giá trị gia tăng. Ngoài ra, đối với các hoạt động kinh doanh đặc thù, Công ty có vốn đầu tư nước ngoài có thể phải chịu Thuế tiêu thụ đặc biệt, Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu,…Trong trường hợp chi trả tiền lương cho người lao động thì có nghĩa vụ kê khai, nộp thuế thu nhập cá nhân thay cho người lao động theo tháng, theo quý hoặc theo từng lần phát sinh.
Nhằm thu hút nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam; các chính sách ưu đãi đầu tư nói chung và ưu đãi thuế nói riêng không ngừng được cập nhật qua từng giai đoạn; tạo thuận lợi cho nhà đầu tư nước ngoài với nhiều mảng đầu tư khác nhau. Các loại thuế áp dụng ưu đãi như thuế thu nhập doanh nghiệp; thuế giá trị gia tăng; thuế nhập khẩu và một số loại thuế khác.