Dịch vụ xin giấy phép dạy thêm ngoài giờ tại Hà Nội

bởi Luật Sư X

Giáo dục luôn là một vấn đề quan trọng, được cả học sinh và phụ huynh quan tâm. Rất nhiều giáo viên có nhu cầu muốn dạy thêm giờ để củng cố, nâng cao năng lực của học sinh. Tuy nhiên, việc này vướng phải một thách thức, đó là phải xin giấy phép dạy thêm ngoài giờ tại Sở giáo dục Đào tạo. Luật sư X hân hạnh cung cấp dịch vụ xin giấy phép dạy thêm ngoài giờ tại Hà Nội để hỗ trợ các thầy cô một cách tận tâm nhất trong sự nghiệp trăm năm trồng người.

ĐIỀU KIỆN ĐỂ XIN PHÉP DẠY THÊM

Rất nhiều phụ huynh, học sinh có nhu cầu học thêm. Đặc biệt, trong bối cảnh xã hội ngày càng phát triển, việc học tập tri thức ngày càng đóng vai trò quan trọng. Do đó, việc dạy thêm là tất yếu. Tuy nhiên, nếu dạy thêm tùy tiện, tràn lan sẽ gây ảnh hưởng, xáo trộn đến đời sống, sinh hoạt của học sinh – mà đa số là trẻ em, gây nguy hại đến mầm non tương lai của đất nước. Do đó, nhà nước đã đề ra những quy định chặt chẽ về việc dạy thêm, học thêm để tránh những rủi ro, hậu quả này. Cụ thể:

Những trường hợp cấm dạy thêm

Sẽ có những trường hợp pháp luật hoàn toàn cấm việc dạy thêm, để tránh ảnh hưởng đến chương trình học chính khóa và phòng ngừa những biến tướng xấu trong việc dạy học của các thầy cô:

  • Không dạy thêm đối với học sinh đã được nhà trường tổ chức dạy học 2 buổi/ngày.
  • Không dạy thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp: bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống.
  • Cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và trường dạy nghề không tổ chức dạy thêm, học thêm các nội dung theo chương trình giáo dục phổ thông.
  • Quy định riêng đối với giáo viên đang hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập:
    • Không được tổ chức dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường nhưng có thể tham gia dạy thêm ngoài nhà trường;
    • Không được dạy thêm ngoài nhà trường đối với học sinh mà giáo viên đang dạy chính khóa khi chưa được sự cho phép của Thủ trưởng cơ quan quản lý giáo viên đó.

Điều kiện để được phép dạy thêm

Không phải cứ muốn là có thể dạy thêm. Ngoài việc không rơi vào các trường hợp cấm ra, giáo viên muốn dạy thêm phải đảm bảo những điều kiện theo quy định của pháp luật. Đó có thể là quy định về cơ sở vật chất, lịch giảng dạy, trách nhiệm giữ gìn trật tự,….. Cụ thể:

  • Địa điểm dạy thêm phải được cam kết với Ủy ban nhân dân cấp xã
  • Trách nhiệm giữ gìn trật tự, an ninh, đảm bảo vệ sinh môi trường nơi tổ chức dạy thêm, học thêm
  • Lớp học thêm sau khi được thành lập cần phải công khai tại địa điểm tổ chức dạy thêm trước và trong khi dạy thêm; Danh sách người dạy thêm; Thời khóa biểu dạy thêm, học thêm; Mức thu tiền học thêm
  • Phải thực hiện thủ tục xin cấp phép dạy thêm,học thêm.

THỦ TỤC XIN CẤP PHÉP DẠY THÊM

Hồ sơ cần chuẩn bị:

STTThành phần hồ sơSố lượngGhi chú
1Đơn xin cấp giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, trong đó cam kết với Uỷ ban nhân dân cấp xã về thực hiện theo mẫu01Theo mẫu
2Danh sách trích ngang người tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm và người đăng ký dạy thêm;01
3Đơn xin dạy thêm có dán ảnh của người đăng ký dạy thêm và có xác nhận theo quy định 01
4Bản sao hợp lệ giấy tờ xác định trình độ đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm của người tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm và người đăng ký dạy thêm;01Bản sao chứng thực
5Giấy khám sức khoẻ do bệnh viện đa khoa cấp huyện trở lên hoặc Hội đồng giám định y khoa cấp cho người tổ chức dạy thêm, học thêm và người đăng ký dạy thêm;01
6Bản kế hoạch tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm trong đó nêu rõ các nội dung về: đối tượng học thêm, nội dung dạy thêm, địa điểm, cơ sở vật chất tổ chức dạy thêm, mức thu tiền học thêm, phương án tổ chức dạy thêm, học thêm.01

Cơ quan có thẩm quyền giải quyết

Tùy theo chương trình học mà cơ quan có thẩm quyền giải quyết sẽ là Sở Giáo dục và Đào tạo thuộc tỉnh/thành phố hoặc Phòng Giáo dục và Đào tạo thuộc Quận/huyện nơi tổ chức dạy thêm. Cụ thể:

  • Nội dung dạy thêm thuộc chương trình trung học phổ thông hoặc thuộc nhiều chương trình nhưng có chương trình cao nhất là chương trình trung học phổ thông thì cơ quan giải quyết là Sở Giáo dục và Đào tạo, do Chủ tịch UBND tỉnh/thành phố ủy quyền. Tại Hà Nội sẽ là Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hà Nội.
  • Nội dung thuộc chương trình tiểu học, trung học cơ sở hoặc thuộc nhiều chương trình nhưng có chương trình cao nhất là chương trình trung học cơ sở thì cơ quan giải quyết là Phòng Giáo dục và Đào tạo, do Chủ tịch UBND quận/huyện  ủy quyền.

Thời hạn giải quyết

Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, nếu thấy có đủ điều kiện tổ chức dạy thêm, cơ quan có thẩm quyền giải quyết sẽ cấp giấy phép dạy thêm

Trường hợp không đủ điều kiện để cấp phép, cơ quan có thẩm quyền ra thông báo bằng văn bản, trong đó nêu rõ lý do từ chối.

DỊCH VỤ XIN GIẤY PHÉP DẠY THÊM NGOÀI GIỜ TẠI HÀ NỘI:

LSX xin trân trọng gửi tới khách hàng dịch vụ xin giấy phép dạy thêm ngoài giờ tại Hà Nội với chi tiết như sau sau:

1. Quy trình thực hiện dịch vụ:

  • Bước 1: Tư vấn, hướng dẫn toàn bộ quy trình chuẩn bị hồ sơ đáp ứng đủ điều kiện cho việc xin cấp Giấy phép dạy thêm ngoài giờ tại Hà Nội.
  • Bước 2: Soạn thảo văn bản hồ sơ xin cấp Giấy phép dạy thêm ngoài giờ tại Hà Nội.
  • Bước 3: Đại diện cho khách hàng tiến hành các công việc tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định và cấp phép
  • Bước 4: Hỗ trợ Quý khách chuẩn bị các điều kiện thực tế để đảm bảo được cấp phép
  • Bước 5: Theo dõi hồ sơ và đại diện khách hàng trả lời cơ quan có thẩm quyền, nhận kết quả và khiếu nại nếu có.
  • Bước 6: Bàn giao kết quả tận tay quý khách hàng

2. Thời gian tiến hành: Trong vòng từ 15 – 30 ngày làm việc

3. Cam kết của LSX:

  • Quý khách có thể giao dịch tại trụ sở công ty để đảm bảo độ tin cậy
  • LSX thông báo chi tiết tình trạng hồ sơ cho khách hàng trong thời gian thực hiện dịch vụ
  • LSX cam kết hoàn lại 100% chi phí nếu không hoàn thành dịch vụ

Câu hỏi thường gặp:

Giấy phép dạy thêm có giá trị bao lâu?

Giấy phép dạy thêm có giá trị tối đa trong thời hạn 24 tháng, trước khi hết hạn 1 tháng phải gia hạn (nếu có nhu cầu tiếp tục dạy thêm).
Thủ tục gia hạn tương tự như thủ tục xin phép dạy thêm

Quy định về thu và quản lý tiền học thêm đối với dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường?

– Mức thu tiền học thêm do thỏa thuận giữa cha mẹ học sinh với tổ chức, cá nhân tổ chức dạy thêm, học thêm.
– Tổ chức, cá nhân tổ chức dạy thêm, học thêm thực hiện các quy định hiện hành về quản lý tài chính đối với tiền học thêm.

Thủ tục đăng ký hộ kinh doanh như thế nào?

– Cá nhân, nhóm cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình gửi Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện (Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện) nơi đặt địa điểm kinh doanh. Nội dung Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh gồm:
+ Tên hộ kinh doanh, địa chỉ địa điểm kinh doanh; số điện thoại, số fax, thư điện tử (nếu có);
+ Số vốn kinh doanh;
+ Số lao động;
+ Họ, tên, chữ ký, địa chỉ nơi cư trú, số và ngày cấp Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực.
– Kèm theo Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh phải có bản sao hợp lệ Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực.

Quý khách vui lòng liên lạc theo số máy: 0833 102 102. để được tư vấn, hỗ trợ về Dịch vụ xin giấy phép dạy thêm ngoài giờ tại Hà Nội.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm