Quy định của pháp luật về việc đặt trụ sở doanh nghiệp ?

bởi Vudinhha
Quy định của pháp luật về việc đặt trụ sở doanh nghiệp ?

Trong giấy tờ đăng kí thành lập Doanh nghiệp, thông tin về trụ sở doanh nghiệp là điều bắt buộc phải có, nó quy định vị trí của Doanh nghiệp để thực hiện các hoạt động kinh doanh, cũng như việc xác định phạm vi quản lý hành chính đối với mỗi doanh nghiệp. Vậy pháp luật quy định thế nào về việc đặt trụ sở, có phải doanh nghiệp có thể đặt trụ sở ở bất kỳ đâu ?

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Trụ sở công ty được hiểu như thế nào ?

Con người cần nhà để ở thì doanh nghiệp cần đến trụ sở để kinh doanh. Trụ sở có thể hiểu là nơi để doanh nghiệp trực tiếp giao dịch và vận hành hoạt động kinh doanh; hay các hoạt động pháp lí với cơ quan nhà nước.

Trụ sở công ty chính là thông tin quan trọng và cần thiết nhất thể hiện trên đăng ký kinh doanh; cũng như mẫu dấu và con dấu công ty. Trụ sở doanh nghiệp phải có địa chỉ cụ thể rõ ràng đi kèm với thông tin liên lạc; theo Điều 43 Luật doanh nghiệp 2014; quy định về trụ sở của doanh nghiệp như sau:

Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam; có địa chỉ được xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố; phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).

Ví dụ: Trụ sở của Công ty Luật TNHH LSX tại Tòa nhà 18T2; đường Lê Văn Lương, Quận Thanh Xuân, Hà Nội. Trực thuộc Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội, điện thoại liên hệ: 0833.102.102. 

Có được đặt trụ sở Doanh nghiệp tại căn hộ chung cư

Tại Khoản 11 Điều 6 Luật Nhà ở 2014 quy định cá nhân/ tổ chức không sử dụng căn hộ chung cư; vào mục đích không phải để ở.

Theo quy định tại khoản 7 Điều 80 Nghị định 99/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015; hướng dẫn Luật Nhà ở 2014: Nếu trong giấy tờ kinh doanh có ghi sử dụng căn hộ làm trụ sở kinh doanh; trước ngày Luật nhà ở có hiệu lực thi hành thì tổ chức/ cá nhân/ hộ kinh doanh; phải chuyển hoạt động kinh doanh sang địa điểm khác; trong thời hạn 6 tháng, không được đặt trụ sở kinh doanh trong căn hộ chung cư.

Tại khoản 3 Điều 3 Luật Nhà ở 2014 cũng nêu rõ nhà chung cư; được xây dựng để ở và nhà chung cư sử dụng để ở và kinh doanh. 

– Nhà chung cư để ở được thiết kế, xây dựng chỉ để ở

– Nhà chung cư để ở và kinh doanh được thiết kế; xây dựng để sử dụng vào mục đích ở và những mục đích khác như làm văn phòng đại diện; dịch vụ, thương mại.

Quy định pháp luật về trụ sở công ty đã rất rõ ràng. Nếu doanh nghiệp cố tình đặt trụ sở công ty tại chung cư, nhà tập thể … thì chắc chắc cán bộ của Sở kế hoạch & đầu tư; sẽ không chấp nhận và yêu cầu sửa đổi. Doanh nghiệp chấp nhận sửa đổi nội dung này; thì sẽ mới được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh bản vàng.

Xử lý thế nào nếu cố tình đặt trụ sở Doanh nghiệp tại căn hộ chung cư ?

Như đã đề cập phía trên, doanh nghiệp không được phép sử dụng nhà chung cư; hay khu tập thể để đặt trụ sở cho mình. Trong trường hợp doanh nghiệp cố tình đặt trụ sở tại các khu vực này, có thể bị xử lý theo quy định của pháp luật. Cụ thể theo quy định tại khoản 2 điều 66 Nghị định 139/2017/NĐ-CP quy định như sau:

2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Tự ý thay đổi kết cấu chịu lực hoặc thay đổi thiết kế phần sở hữu riêng của nhà chung cư;

b) Sử dụng căn hộ chung cư vào mục đích không phải để ở;

c) Sử dụng phần diện tích và các trang thiết bị thuộc quyền sở hữu, sử dụng chung vào sử dụng riêng”.

Theo đó, người sử dụng nhà chung cư không đúng mục đích, không phải để ở mà thay vào đó, dùng để kinh doanh hoặc các mục đích khác có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt cao nhất lên đến 40 triệu đồng.

Thông tin liên hệ với Luật sư X

Luật sư X là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp, được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Được hỗ trợ và đồng hành giải quyết khó khăn về mặt pháp lý của quý khách là mong muốn của Luật sư X. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật Sư X hãy liên hệ

Hotline:  0833102102

Câu hỏi liên quan

Việc kê khai trụ sở không đúng như trong đăng ký kinh doanh bị xử lý thế nào ?

tổ chức sẽ bị phạt từ 1-5 triệu đồng nếu vi phạm các hành vi dưới đây:
– Kê khai địa chỉ đặt trụ sở không có thật trên bản đồ hành chính
– Kê khai trụ sở chính nhưng không thực hiện giao dịch tại trụ sở đó
– Kê khai không trung thực nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, nơi ở hiện tại, nơi tạm trú của những người quản lý doanh nghiệp.

Hồ sơ thực hiện việc thay đổi trụ sở công ty bao gồm những gì ?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 47 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, doanh nghiệp muốn thay đổi trụ sở chính cần chuẩn bị một bộ hồ sơ gồm các giấy tờ sau:
+ Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp theo mẫu. Thông báo này phải do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký.
+ Nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần về việc chuyển địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm