Điều kiện bảo hộ đối với bí mật kinh doanh

bởi Quỳnh
Điều kiện bảo hộ đối với bí mật kinh doanh

Một công ty thành công luôn nắm giữ cho riêng mình những bí mật kinh doanh. Nó là chìa khóa giúp cho doanh nghiệp tạo dựng tên tuổi và uy tín trên thị trường. Tuy nhiên việc giữ bí mật kinh doanh không phải dễ dàng. Bởi các đối thủ cạnh tranh luôn có những phương pháp nhằm tìm kiếm, thu thập thông tin bí mật đó. Vì vậy, để giúp doanh nghiệp hiểu rõ về bí mật kinh doanh; điều kiện bảo hộ đối với bí mật kinh doanh; Bộ phận hỏi đáp Luật sở hữu trí tuệ của Luật sư X xin giới thiệu bài viết tư vấn bảo hộ bí mật kinh doanh.

Căn cứ pháp lý

  • Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2019).

Nội dung tư vấn

Thế nào là bí mật kinh doanh?

Thông thường bí mật kinh doanh được hiểu như một thông tin liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh; được giữ bí mật và có một giá trị kinh tế nhất định; bởi nó tạo cho người nắm giữ thông tin một lợi thế trước những đối thủ cạnh tranh.

Đối với Luật Sở hữu trí tuệ, khái niệm bí mật kinh doanh được quy định tại Khoản 23 Điều 4 như sau: “Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh“.

Xem thêm: Quyền sở hữu công nghiệp là gì?

Điều kiện bảo hộ đối với bí mật kinh doanh

Theo quy định tại Điều 84 Luật Sở hữu trí tuệ thì điều kiện bảo hộ đối với bí mật kinh doanh bao gồm:

– Không phải là hiểu biết thông thường và không dễ dàng có được;

– Khi được sử dụng trong kinh doanh sẽ tạo cho người nắm giữ bí mật kinh doanh lợi thế so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng bí mật kinh doanh đó;

– Được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để bí mật kinh doanh đó không bị bộc lộ và không dễ dàng tiếp cận được.

Như vậy, bí mật kinh doanh được bảo hộ phải đáp ứng các điều kiện cơ bản sau:

+ Tính sáng tạo: Các thông tin chứa đựng bí mật kinh doanh không phải là những hiểu biết thông thường hay không dễ dàng có được. Các thông tin này là thành quả của quá trình đầu tư tài chính của chủ sở hữu (như tiền bạc đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất để phục vụ việc nghiên cứu); hay là quá trình đầu tư trí tuệ (như chủ sở hữu đã dày công tìm tòi, nghiên cứu); hoặc là sự kết hợp của cả hai hoạt động trên.

Ví dụ: bí mật kinh doanh có thể là chiến lược quảng cáo, danh sách các nhà cung cấp hoặc khách hàng,…

Như vậy, những thông tin được gọi là bí mật kinh doanh bao giờ cũng hàm chứa một lượng tri thức sáng tạo nhất định.

+ Tính hữu ích: Những thông tin được coi là bí mật kinh doanh phải có khả năng sử dụng trong kinh doanh; và được áp dụng trong hoạt động thực tiễn kinh doanh của chủ thể kinh doanh. Và khi được sử dụng chúng sẽ tạo cho người nắm giữ thông tin đó có lợi thế hơn so với người không nắm giữ. Thông tin đó phải tạo ra giá trị kinh tế, giá trị thương mại cho người nắm giữ, sử dụng chúng.

+ Tính bảo mật: Các thông tin đó phải tồn tại trong tình trạng bí mật. Một thông tin cũng được coi là có tính bí mật nếu như chỉ có phạm vi hạn chế người biết được thông tin đó. Mặt khác, thông tin đó được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết như biện pháp cất giữ thông tin (như cất trong két sắt…); biện pháp chống tiếp cận thông tin (như mã hóa thông tin…); biện pháp chống việc bộc lộ thông tin (như kí kết các dạng hợp đồng bảo mật; hợp đồng lao động trong đó quy định cấm tiết lộ thông tin của công ty…).

Những đối tượng không được bảo hộ bí mật kinh doanh

Căn cứ vào Điều 85 Luật Sở hữu trí tuệ quy định về các thông tin bí mật không được bảo hộ dưới danh nghĩa bí mật kinh doanh như sau:

– Bí mật về nhân thân;

– Bí mật về quản lý nhà nước;

– Bí mật về quốc phòng, an ninh; thông tin;

– Bí mật khác không liên quan đến kinh doanh.

Hi vọng rằng nội dung Luật sư tư vấn sẽ giúp ích được cho bạn đọc. Hãy liên hệ khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ luật sư sở hữu trí tuệ0833102102.

Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm