Cơ sở pháp lý
- Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015;
- Luật Tổ chức Tòa án Nhân dân năm 2014.
Nội dung tư vấn
1. Thẩm phán là ai?
Theo quy định tại Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 thì thẩm phán là người được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật để làm nhiệm vụ xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án.
Về nhiệm vụ và quyền hạn của Thẩm phán thì theo quy định tại Điều 65 Luật Tổ chức Tòa án Nhân dân năm 2015 thì Thẩm phán có những chức năng và quyền hạn sau:
-
Thẩm phán là người có đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của Luật này được Chủ tịch nước bổ nhiệm để làm nhiệm vụ xét xử;
-
Thẩm phán thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 2 của Luật này và các luật có liên quan.
2. Điều kiện để trở thành một thẩm phán sơ cấp?
2.1. Điều kiện chung để trở thành Thẩm phán
Tiêu chuẩn để trở thành Thẩm phán được quy định chi tiết tại Điều 67 Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014, cụ thể:
- Là công dân Việt Nam, trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần dũng cảm và kiên quyết bảo vệ công lý, liêm khiết và trung thực;
- Có trình độ cử nhân luật trở lên;
- Đã được đào tạo nghiệp vụ xét xử;
- Có thời gian làm công tác thực tiễn pháp luật;
- Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.
2.2. Điều kiện để trở thành Thẩm phán sơ cấp
Ngoài những quy định nói chung ở trên thì muốn được bổ nhiệm vị trí Thẩm phán sơ cấp thì bạn cần đáp ứng những điều kiện riêng được quy định tại Điều 67 Luật Tổ chức Tòa án Nhân dân năm 2015 như sau:
- Có thời gian làm công tác pháp luật từ 05 năm trở lên;
- Có năng lực xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án theo quy định của luật tố tụng;
- Đã trúng tuyển kỳ thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp.
Người có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện nêu trên là sỹ quan quân đội tại ngũ thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán sơ cấp thuộc Tòa án quân sự.
3. Thẩm pháp sơ cấp không được làm những việc gì?
Theo quy định hiện hành tại Điều 77 Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014 thì những việc Thẩm phán không được làm bao gồm như sau:
- Những việc pháp luật quy định cán bộ, công chức không được làm;
- Tư vấn cho bị can, bị cáo, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác làm cho việc giải quyết vụ án hoặc những việc khác không đúng quy định của pháp luật;
- Can thiệp trái pháp luật vào việc giải quyết vụ án hoặc lợi dụng ảnh hưởng của mình tác động đến người có trách nhiệm giải quyết vụ án;
- Đem hồ sơ vụ án hoặc tài liệu trong hồ sơ vụ án ra khỏi cơ quan, nếu không vì nhiệm vụ được giao hoặc không được sự đồng ý của người có thẩm quyền;
- Tiếp bị cáo, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác trong vụ án mà mình có thẩm quyền giải quyết không đúng nơi quy định.
Hy vọng bài viết trên hữu ích với bạn, Trân trọng!
Khuyến nghị- LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư hình sự tại Việt Nam.
- Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay.