Điều trị ngoại trú là gì?

bởi Luật Sư X
Điều trị ngoại trú là gì?

Khám bệnh là việc hỏi bệnh, khai thác tiền sử bệnh, thăm khám thực thể, khi cần thiết thì chỉ định làm xét nghiệm cận lâm sàng, thăm dò chức năng để chẩn đoán và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp đã được công nhận. Sau khi khám bệnh, bác sĩ sẽ quyết định bệnh nhận phải điều trị ngoại trú hay điều trị nội trú. Vậy điều trị ngoại trú là gì? Và so với điều trị nội trú thì quyền lợi bảo hiểm khi điều trị ngoại trú có khác gì không? Dưới đây là phần tư vấn của LSX!

Căn cứ:

  • Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009
  • Luật bảo hiểm y tế 2008 sửa đổi, bổ sung 2014

Nội dung tư vấn

1. Điều trị ngoại trú là gì?

Điều trị ngoại trú được thực hiện trong trường hợp sau đây:

  • Người bệnh không cần điều trị nội trú;
  • Người bệnh sau khi đã điều trị nội trú ổn định nhưng phải theo dõi và điều trị tiếp sau khi ra khỏi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

2. Trách nhiệm của người hành nghề sau quyết định người bệnh phải điều trị ngoại trú:

  • Lập hồ sơ bệnh án ngoại trú theo quy định;
  • Ghi sổ y bạ theo dõi điều trị ngoại trú trong đó ghi rõ thông tin cá nhân của người bệnh, chẩn đoán, chỉ định điều trị, kê đơn thuốc và thời gian khám lại.

3. Quyền lợi bảo hiểm khi điều trị ngoại trú:

Khám chữa bệnh đúng tuyến

Cũng tương tự như điều trị nội trú, người tham gia bảo hiểm sẽ được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí chữa bệnh trong mức hưởng như sau:

  • 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại các điểm a, d, e, g, h và i khoản 3 Điều 12 của Luật bảo hiểm y tế. 
  • 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp chi phí cho một lần khám bệnh, chữa bệnh thấp hơn mức do Chính phủ quy định và khám bệnh, chữa bệnh tại tuyến xã;
  • 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh khi người bệnh có thời gian tham gia bảo hiểm y tế 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở, trừ trường hợp tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến;
  • 95% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại điểm a khoản 2, điểm k khoản 3 và điểm a khoản 4 Điều 12 của Luật Bảo hiểm y tế;
  • 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với các đối tượng khác.

Khám chữa bệnh trái tuyến

Khác với điều trị nội trú, khi điều trị nội trú người tham gia bảo hiểm chỉ được thanh toán chi phí khi khám chữa bệnh trái tuyến tại bệnh viện tuyến huyện với mức hưởng 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.

Người tham gia bảo hiểm sẽ không được thanh toán chi phí khám chữa bệnh khi khám chữa bệnh trái tuyến tại bệnh viện tuyến tỉnh và trung ương.

Khuyến nghị

1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư tranh tụng tại Việt Nam
2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay

 

Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm