Đinh tặc từ lâu đã là nỗi sợ của rất nhiều người tham gia giao thông. Đặc biệt là trên những tuyến đường quốc lộ. Với lượng phương tiện giao thông tham gia lớn, tốc độ cao; người đi đường khó quan sát kỹ càng và rất dễ mắc phải đinh. Nhiều vụ tai nạn thương tâm xảy ra nhưng pháp luật vẫn chưa có chế tài phù hợp. Gần đây, tình hình dịch bệnh diễn biến ngày một phức tạp. Nạn đinh tặc tại Thành phố Hồ Chí Minh lại được dịp lộng hành. Vậy theo pháp luật hiện nay, Đinh tặc sẽ phải chịu hình phạt như thế nào ? Luật sư X sẽ giải đáp thắc mắc của bạn thông qua bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)
Đinh tặc được hiểu như thế nào?
Đinh tặc là từ thường dùng để chỉ những người rải đinh nằm làm thủng lốp xe của những người tham gia giao thông. Từ đó thu lợi từ việc sửa chữa các phương tiện tham gia giao thông.
Nạn định tặc có thể dẫn đến hậu quả gì?
Không chỉ gây thiệt hại cho các phương tiện tham gia giao thông; đinh tặc còn gây nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng của những người tham gia giao thông.
Đinh tặc sẽ phải chịu hình phạt như thế nào theo quy định?
Xử lý hành chính đối với đinh tặc
Căn cứ theo quy định tại khoản 6 Điều 11 Nghị định 46/2016/NĐ-CP; hành vi ném, rải đinh hoặc vật sắc nhọn khác; gây nguy hiểm đến người và phương tiện tham gia giao thông; sẽ bị phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.
Trong tình hình dịch bệnh; nạn đinh tặc hoành hành cho thấy dấu hiệu của hành vi không thực hiện quyết định tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh; dịch vụ tại nơi công cộng để phòng, chống dịch Covid – 19. Theo quy định tại điểm c Khoản 3 Điều 12 Nghị định 117/2020/NĐ-CP; hành vi này có thể bị phạt tiền đến 20.000.000 đồng đối với cá nhân, 40.000.000 đồng đối với tổ chức.
Xử lý hình sự đối với đinh tặc
Quy định tại Điều 178 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017); Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản; tùy thuộc vào thiệt hại gây ra; đinh tặc có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng tới 10.000.000 đồng; phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm; phạt tù lên đến 20 năm.
Bên cạnh đó, đinh tặc còn có thể bị xử lý về Tội cản trở giao thông đường bộ quy định tại Điều 261 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) với mức phạt cao nhất lên đến 10 năm tù giam.
Hướng sửa đổi quy định của pháp luật
Nạn đinh tặc hoành hành một phần là do quy định của pháp luật. Theo quy định của pháp luật, đinh tặc chỉ bị xử lý khi gây ra hậu quả thiệt hại cho xã hội. Không chỉ vậy, những người tham gia giao thông khi gặp phải đinh tặc cũng không quá để ý mà đa phần cho qua. Vấn nạn đinh tặc được dung túng mà từ đó ngày càng gia tăng.
Để giảm thiểu vấn nạn này, trước hết cần phải thay đổi quy định của pháp luật. Ví dụ như với quy định tại khoản 6 Điều 11 Nghị định 46/2016/NĐ-CP; thay vì “hành vi ném đinh, rải đinh hoặc vật sắc nhọn khác gây nguy hiểm đến người và phương tiện tham gia giao thông sẽ bị phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng”; thay bằng “hành vi ném đinh, rải đinh hoặc vật sắc nhọn khác ra đường sẽ bị phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng”.
Có thể bạn quan tâm:
Thông tin liên hệ
Trên đây là ý kiến của Luật sư X về vấn đề “Đinh tặc sẽ phải chịu hình phạt như thế nào theo quy định?“. Chúng tôi hy vọng bạn đã có thêm cái nhìn mới về vấn nạn trên. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư hãy sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Vấn nạn đinh tặc hoành hành nguyên nhân lớn nhất là do quy định của pháp luật còn nhiều lỗ hổng. Chế tài pháp luật đưa ra đối với hành vi này còn nhẹ, chưa đủ tính răn đe. Và chính nạn nhân của vấn nạn này lại không mấy quan tâm đến thiệt hại của mình.
Với quy định của pháp luật hiện tại thì câu trả lời là không. Bởi tội giết người có yêu cầu về mục đích của việc phạm tội là nhằm giết người. Trong khi việc rải đinh của đinh tặc thì lại không nhằm mục đích như vậy. Nếu có hậu quả chết người, mức hình phạt cao nhất đinh tặc phải chịu là phạt tù lên đến 03 năm theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 261 Bộ luật Hình sụ wnamw 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
Có theo quy định tại khoản 1 Điều 261 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017); hành vi đặt, để đồ trái pháp vật liệu, phế thải, rác thải, vật sắc nhọn, chất gây trơn hoặc chướng ngại vật khác gây cản trở giao thông đường bộ bị coi là Tội cản trở giao thông đường bộ nếu gây thiệt hại cho người khác.