Độ tuổi được mở sổ tiết kiệm theo quy định pháp luật

bởi
Độ tuổi được mở sổ tiết kiệm theo quy định pháp luật

Pháp luật luôn tạo điều kiện để mỗi công dân có thể thực hiện các quyền cơ bản. Trong đó, quyền mở sổ tiết kiệm đã và đang nhận được sự quan tâm đặc biệt. Bởi ai cũng có nhu cầu gửi tiết kiệm. Tuy nhiên, khi nào thì được mở sổ tiết kiệm thì không phải ai cũng nắm rõ. Vậy, độ tuổi được mở sổ tiết kiệm theo quy định là bao nhiêu? Luật sư X sẽ làm rõ vấn đề này.

Câu hỏi Luật sư X nhận được:

Thưa Luật sư, hiện tại cháu 13 tuổi và ở Hà Nội. Mỗi năm cháu đều tiết kiệm tiền lì xì, nên giờ cháu đã có một khoản tiền. Cháu muốn gửi tiết kiệm số tiền này. Nhưng liệu có cần bố mẹ cháu đồng ý không ạ hay cháu có thể tự mở sổ tiết kiệm ạ? Cháu xin cảm ơn.

Luật sư X xin được trả lời câu hỏi như sau:

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật dân sự năm 2015.
  • Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.

Nội dung tư vấn

1. Quy định của pháp luật về độ tuổi được mở sổ tiết kiệm

Mở sổ tiết kiệm cũng được coi là một giao dịch dân sự. Vậy khi nào thì đủ tuổi để mở sổ tiết kiệm theo quy định của pháp luật.

1.1. Theo quy định của Bộ luật dân sự

Đối với trường hợp người chưa thành niên muốn xác lập giao dịch dân sự (cụ thể là mở sổ tiết kiệm). Tại Điều 21 quy định như sau:

  • Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi.
  • Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi sẽ do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập; thực hiện.
  • Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập; thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý. Trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.
  • Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập; thực hiện giao dịch dân sự. Trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản; động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của pháp luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.

Như vậy, độ tuổi được tự thực hiện các giao dịch dân sự là từ đủ 15 đến 18 tuổi; là độ tuổi mở sổ tiết kiệm. Nhưng các giao dịch về bất động sản hay động sản phải đăng ký hay giao dịch khác theo quy định thì vẫn cần bố; mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.

1.2. Theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình

Căn cứ Điều 76 thì tài sản riêng của con được pháp luật quy định là:

“1. Con từ đủ 15 tuổi trở lên có thể tự mình quản lý tài sản riêng hoặc nhờ cha mẹ quản lý.

2. Tài sản riêng của con dưới 15 tuổi, con mất năng lực hành vi dân sự do cha mẹ quản lý. Cha mẹ có thể ủy quyền cho người khác quản lý tài sản riêng của con. Tài sản riêng của con do cha mẹ hoặc người khác quản lý được giao lại cho con khi con từ đủ 15 tuổi trở lên hoặc khi con khôi phục năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp cha mẹ và con có thỏa thuận khác.

3. Cha mẹ không quản lý tài sản riêng của con trong trường hợp con đang được người khác giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự; người tặng cho tài sản hoặc để lại tài sản thừa kế theo di chúc cho người con đã chỉ định người khác quản lý tài sản đó hoặc trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

4. Trong trường hợp cha mẹ đang quản lý tài sản riêng của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự mà con được giao cho người khác giám hộ thì tài sản riêng của con được giao lại cho người giám hộ quản lý theo quy định của Bộ luật dân sự”.

Có thể thấy, con từ đủ 15 tuổi trở lên có thể tự mình quản lý tài sản riêng. Đồng thời, khi con từ đủ 15 đến dưới 18 tuổi, con có quyền định đoạt tài sản riêng của mình. Trừ những trường cần có sự đồng ý của cha mẹ hoặc người giám hộ theo quy định. Nhưng nếu con từ đủ 09 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con, trước khi cha mẹ hoặc người giám hộ định đoạt tài sản riêng của con.

2. Vậy khi nào đủ độ tuổi mở sổ tiết kiệm 

Luật sư X sẽ trả lời câu hỏi trên theo hai ý như sau:

Sự đồng ý của bố mẹ để mở sổ tiết kiệm: Do cháu mới 13 tuổi nên số tiền cháu tiết kiệm được vẫn thuộc sự quản lý của bố mẹ. Theo luật thì phải từ đủ 15 tuổi trở lên mới có quyền tự quản lý tài sản. Vì vậy, nếu cháu muốn gửi tiết kiệm số tiền lì xì thì phải có sự đồng ý của bố mẹ.

Mở sổ tiết kiệm: Độ tuổi mở sổ tiết kiệm theo luật là từ đủ 15 trở lên. Vì thế cháu chưa thể tự mở sổ tiết kiệm lúc cháu 13 tuổi được. Mà cháu có thể nhờ bố mẹ gửi tiết kiệm hộ mình cho đến khi cháu đủ tuổi theo quy định.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về vấn đề độ tuổi mở sổ tiết kiệm là bao nhiêu theo quy định pháp luật. Hy vọng sẽ có ích cho các bạn! Để biết thêm thông tin chi tiết, truy cập Luật sư X hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

[sc_fs_multi_faq headline-0=”h4″ question-0=”Khi mở sổ tiết kiệm thì cần giấy tờ gì?” answer-0=”Khi tiến hành mở sổ tiết kiệm thì cá nhân cần Chứng minh nhân dân; Căn cước công dân; Hộ chiếu. Hoặc các giấy tờ thừa kế, cho, tặng,….” image-0=”” headline-1=”h4″ question-1=”Điều kiện về số tiền gửi tiết kiệm?” answer-1=”Hiện nay không có quy định nào cụ thể số tiền gửi tiết kiệm. Số tiền tối thiểu để mở sổ tiết kiệm phụ thuộc vào từng ngân hàng.” image-1=”” headline-2=”h4″ question-2=”Các hình thức làm sổ tiết kiệm?” answer-2=”Khách hàng có thể làm sổ tiết kiệm trực tiếp tại quyền giao dịch của ngân hàng. Hoặc có thể làm sổ tiết kiệm trực tuyến theo quy định của ngân hàng.” image-2=”” count=”3″ html=”true” css_class=””]

Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm