Đòi tiền mai táng mùa dịch có thể bị xử lý như thế nào theo quy định?

bởi PhuongMai
đòi tiền mai táng mùa dịch có thể bị xử lý như thế nào theo quy định

Dịch bệnh Covid – 19 tại Thành phố Hồ Chí Minh đang diễn biến hết sức phức tạp; bên cạnh số ca mắc kỷ lục liên tiếp trong nhiều ngày; số lượng người chết không chỉ vì dịch bệnh mà còn vì đói kém không phải ít. Tuy nhiên, do dịch bệnh; nhiều dịch vụ tang lễ đã đóng cửa. Bên cạnh đó, việc lo sợ khi mai táng sẽ làm lây lan dịch bệnh Covid nên nhiều người cũng khá lo sợ. Đội mai táng 0 đồng trong mùa dịch cũng được hình thành từ đó. Tuy nhiên, nhiều người lại lợi dụng điều này để thu lợi cá nhân. Vậy hành vi đòi tiền mai táng mùa dịch có thể bị xử lý như thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau:

“Gần đây, xuất hiện thông tin đội mai táng trong vùng dịch đòi người nhà nạn nhân từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng mới đồng ý mai táng. Điều này gây khó khăn cho nhiều gia đình do thời điểm dịch bệnh; nhiều người thất nghiệp nên kinh tế khó khăn. Nhiều gia đình đã phải đi vay nợ để có thể mai táng cho người thân. Hiện tại vụ việc vẫn chưa được làm rõ.”

Căn cứ pháp lý

Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)

Nghị định 167/2013/NĐ-CP

Phân tích hành vi đòi tiền mai táng mùa dịch

Theo đó, hành vi đòi tiền mai táng mùa dịch là hành vi dồn ép người nhà nạn nhân vào đường cùng. Bởi trong hoàn cảnh dịch bệnh; các dịch vụ mai táng khó thể hoạt động bình thường. Thêm vào đó; lo sợ dịch bệnh nên người nhà hầu như không thể tiếp xúc với người mất. Nhưng cũng không thể để người mất ở trong nhà không mai táng được. Nên trong nhiều trường hợp, người nhà bắt buộc phải giao tiền. Đây có thể được coi là hành vi cưỡng đoạt tài sản.

Trách nhiệm hành chính đối với hành vi đòi tiền mai táng mùa dịch

Theo đó, hành vi đòi tiền mai táng vùng dịch sẽ phải chịu hình phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng

Trách nhiệm hình sự đối với hành vi đòi tiền mai táng mùa dịch

Hành vi đòi tiền mai táng mùa dịch có thể đối mặt với tội “cưỡng đoạt tài sản” với những mức hình phạt sau:

  • Phạt tù từ 01 năm đến 05 năm với hành vi đe dọa dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản.
  • Phạt tù từ 03 năm đến 10 năm trong trường hợp: có tổ chức; có tính chất chuyên nghiệp; phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ; chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; gây ảnh hưởng xấu đến anh ninh, trật tự, an toàn xã hội; tái phạm nguy hiểm.
  • Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm trong trường hợp: chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
  • Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm trong trường hợp: chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên; lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

Giải quyết tình huống

Tuy nhiên, do chưa thể xác định được đội mai táng đó có phải là đội mai táng 0 đồng hay không; nên có thể chia thành 2 trường hợp:

  • nếu đội mai táng không phải là đội mai táng 0 đồng; việc yêu cầu từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 có lẽ không quá đáng cho các dịch vụ từ A-Z.
  • nếu đội mai táng là đội mai táng 0 đồng; hành vi đòi tiền có thể phải đối mặt với hình phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là quan điểm của Luật sư X về vụ việc “Đòi tiền mai táng mùa dịch có thể bị xử lý như thế nào theo quy định?“. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Hành vi đòi tiền mai táng mùa dịch có thể đối mặt với hình phạt tù từ 07 năm đến 15 năm không?

Hành vi đòi tiền mai táng mùa dịch có thể đối với mặt hình phạt tù từ 07 năm đến 15 năm. Bởi xét theo hoàn cảnh dịch bệnh phức tạp; việc lợi dụng tình hình này khiến người cần mai táng không còn lựa chọn khác; có thể được coi là tình tiết tăng nặng khung hình phạt “lợi dụng thiên tai, dịch bệnh”.

Thế nào là hành vi cướp tài sản?

Hành vi cướp tài sản là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản.

Thế nào là hành vi trộm cắp tài sản?

Hành vi trộm cắp tài sản là hành vi lén lút, nhanh chóng, lợi dụng hoàn cảnh xung quanh và sự bất cẩn của nạn nhân để chiếm đoạt tài sản. Thường nhiều người hay nhầm lẫn trộm cắp tài sản và cướp giật tài sản. Tuy nhiên; hành vi trộm cắp tài sản sẽ khiến người bị trộm không biết mình bị trộm. Còn hành vi cướp giật, nạn nhân có thể biết được ngay nhưng thường không thể lấy lại được tài sản do sự nhanh chóng tẩu thoát của thủ phạm.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm