Tình hình dịch bệnh Covid căng thẳng khiến nhiều người lao động mất việc. Để đảm bảo cuộc sống của người dân; mới đây; Nhà nước đã thông báo sẽ hỗ trợ người lao động khó khăn từ quỹ Bảo hiểm thất nghiệp. Vậy đối tượng được hưởng trợ cấp thất nghiệp là ai? Mức hưởng sẽ là như thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau:
Căn cứ pháp lý
Bảo hiểm thất nghiệp là gì?
Bảo hiểm thất nghiệp là chế độ nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
Đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp
Theo đó, bảo hiểm thất nghiệp được coi là một khoản bảo hiểm. Theo quy định của pháp luật lao động; mức bảo hiểm sẽ do người lao động và người sử dụng lao động chi trả; mỗi bên có trách nhiệm chi trả một phần bảo hiểm này.
Người lao động
Hiện tại, hợp đồng lao động được chia làm 02 loại: hợp đồng lao động xác định thời hạn; hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Và người lao động ký một trong hai loại hợp đồng này đều có nghĩa vụ tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
Người sử dụng lao động
Cũng theo quy định tại Điều 43 Luật Việc àm năm 2013; người sử dụng lao động phải nộp thuế bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động là:
- Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị vũ trang nhân dân.
- Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp.
- Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.
- Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, hộ kinh doanh, tổ hợp tác, tổ chức khác.
- Cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động đã nêu.
Chế độ được hưởng khi tham gia bảo hiểm thất nghiệp
Tham gia bảo hiểm thất nghiệp là việc được khuyến khích với người lao động; mặc dù không phải ai cũng ý thức được lợi ích của loại bảo hiểm này. Cụ thể, người lao động tham gia bảo hiểm này có thể được hưởng những chế độ sau:
- Trợ cấp thất nghiệp.
- Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm.
- Hỗ trợ Học nghề.
- Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động.
Đối tượng được hưởng trợ cấp thất nghiệp từ 1/10/2021
Theo thông tin mới nhất từ Nhà nước; những đối tượng được hưởng trợ cấp thất nghiệp từ 1/10/2021 bao gồm:
- Người lao động đang tham gia BHTN tại thời điểm ngày 30/9/2021.
- Người lao động đã dừng tham gia BHTN do chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc trong khoảng thời gian từ ngày 1/1/2020 đến hết ngày 30/9/2021 có thời gian đóng BHTN được bảo lưu theo quy định của pháp luật về việc làm.
Mức trợ cấp thất nghiệp được hưởng từ 1/10/2021
Mức trợ cấp thất nghiệp do Nhà nước đưa ra thời điểm hiện tại hướng tới đối tượng là người lao động đang tham gia BHTN từ thời điểm ngày 30/9/2021. Mức trợ cấp như sau:
- Dưới 12 tháng: 1.800.000 đồng/người.
- Từ đủ 12 tháng đến dưới 36 tháng: 2.100.000 đồng/người.
- Từ đủ 60 tháng đến dưới 84 tháng: 2.400.000 đồng/người.
- Từ đủ 84 tháng đến dưới 108 tháng: 2.650.000 đồng/người.
- Từ đủ 108 tháng đến dưới 132 tháng: 2.900.000 đồng/người.
- Từ đủ 132 tháng trở lên: 3.300.000 đồng/người.
Có thể bạn quan tâm:
- Lao động tự do được nhận hỗ trợ Covid-19 trong trường hợp nào ?
- Trường hợp lao động khó khăn do Covid-19 được công đoàn hỗ trợ?
- Doanh nghiệp chậm trả lương cho người lao động bị phạt bao nhiêu tiền?
Thông tin liên hệ
Trên đây là quan điểm của Luật sư X về vấn đề “Đối tượng được hưởng trợ cấp thất nghiệp từ ngày 1/10/2021“. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Phụ cấp là khoản tiền bù đắp lại phần thiếu của lương; là khoản mà lương không thể bù đắp được. Ví dụ như: giữa 02 người lao động cùng làm một công việc giống nhau; một người đã làm 05 năm; một người mới vào làm; mặc dù lương giống nhau nhưng người đã làm 05 năm sẽ được hưởng phụ cấp thâm niên.
Trợ cấp được coi là khoản tiền đáp ứng cho nhu cầu cơ bản được đáp ứng để người lao động có thể làm công việc một cách thoải mái nhất. Ví dụ: trợ cấp đi lại, trợ cấp ăn uống.
Làm thêm phải được sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động. Còn làm đêm có thể xảy ra khi trong thời gian làm việc theo giờ hành chính người lao động chưa thể hoàn thành.