Trường hợp lao động khó khăn do Covid-19 được công đoàn hỗ trợ?

bởi HuongGiang
Trường hợp lao động khó khăn do Covid-19 được công đoàn hỗ trợ?

Tình hình Covid-19 diễn biến ngày càng phức tạp suốt một thời gian dài; cùng với Chỉ thị 16 của Chính phủ thực hiện giãn cách xã hội ở một số tỉnh thành; đã khiến cuộc sống nhiều người lao động gặp khó khăn. Nhiều người lao động bị mất việc làm; nhiều người có việc làm nhưng bị giảm tiền lương do thời gian làm việc ít đi;… và rất nhiều vấn đề khác khiến người lao động gặp khó khăn. Rất nhiều tổ chức, cá nhân và cả Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam đã có những hỗ trợ nhất định đối với những trường hợp người lao động gặp khó khăn. Vậy trường hợp người lao động khó khăn do Covid-19 được công đoàn hỗ trợ?. Đây là một trong những vấn đề khiến nhiều người lao động quan tâm hiện nay.

Xin chào Luật sư! Luật sư cho tôi hỏi: Tôi là đoàn viên; đang phải nghỉ việc để cách ly y tế do Covid-19 và đang gặp khó khăn. Liệu tôi có được công đoàn hỗ trợ hay không? Rất mong nhận được câu trả lời của luật sư. Tôi xin cảm ơn

Cảm ơn câu hỏi của bạn đến chúng tôi. Luật sư X xin giải đáp thắc mắc của bạn như sau:

Căn cứ pháp lý

Quyết định 2606/QĐ-TLĐ của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam (đã được sửa đổi; bổ sung bởi Quyết định 3022/QĐ-TLĐ)

Quyết định 3089/QĐ-TLĐ ngày 24/8/2021 của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam

Công đoàn là gì?

Công đoàn (nghiệp đoàn, liên đoàn lao động) là một hiệp hội của những người làm công ăn lương; có mục đích duy trì hay cải thiện các điều kiện thuê mướn họ; hoặc là nghiệp đoàn của những người công nhân.

Cụ thể, công đoàn là tổ chức chính trị, xã hội của giai cấp công nhân và người lao động; được thành lập trên cơ sở tự nguyện đại diện cho người lao động cùng với cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, xã hội chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, tham gia vào quản lý kinh tế – xã hội; tham gia thanh tra kiểm tra hoạt động của cơ quan nhà nước.

Công đoàn là tổ chức đại diện cho lợi ích của người lao động. Công đoàn hỗ trợ người lao động đàm phán với bên sử dụng lao động về mức tiền lương; giờ làm việc và các điều kiện làm việc khác. Nói chung công đoàn là tổ chức đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động; người sử dụng lao động.

Trường hợp lao động khó khăn do Covid-19 được công đoàn hỗ trợ?

Căn cứ điều 1 Quyết định 2606/QĐ-TLĐ ngày 19/5/2021 của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam (đã được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định 3022/QĐ-TLĐ ngày 9/8/2021)

Giao các Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố; công đoàn ngành trung ương và tương đương; công đoàn tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn chủ động thăm hỏi, động viên; chi hỗ trợ lực lượng đang phục vụ tuyến đầu chống dịch; đoàn viên, công nhân lao động bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid – 19 trong đợt bùng phát dịch lần thứ 4 kể từ ngày 27/4/2021, với đối tượng và mức hỗ trợ như sau:

– Lực lượng đang phục vụ tuyến đầu chống dịch gồm các cơ sở y tế, bệnh viện dã chiến, khu cách ly tập trung; mức hỗ trợ từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng/đơn vị.

– Đoàn viên, người lao động khu vực có quan hệ lao động (bao gồm cả doanh nghiệp, đơn vị chưa có tổ chức công đoàn) là F0 không vi phạm các quy định của pháp luật về phòng, chống dịch được hỗ trợ mức tối đa là 3.000.000 đồng/người.

– Đoàn viên là cán bộ, công chức, viên chức là F1 có hoàn cảnh khó khăn phải cách ly y tế theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, không vi phạm các quy định của pháp luật về phòng, chống dịch được hỗ trợ mức tối đa là 1.500.000 đồng/người.

– Các trường hợp đặc biệt khác cần hỗ trợ giao ban thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, công đoàn ngành trung ương và tương đương, công đoàn tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở chủ động căn cứ vào các chính sách, quy định của Tổng Liên đoàn đã ban hành để xem xét, hỗ trợ và báo cáo kết quả về Tổng Liên đoàn.

Tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp có đóng kinh phí công đoàn; lao động khó khăn do Covid-19 được công đoàn hỗ trợ:

– Đoàn viên, người lao động (tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp có đóng kinh phí công đoàn) là F1 phải cách ly y tế theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, không vi phạm các quy định của pháp luật về phòng, chống dịch được hỗ trợ mức tối đa là 1.500.000 đồng/người.

– Đoàn viên, người lao động (tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp có đóng kinh phí công đoàn) phải nghỉ việc để cách ly y tế, hoặc đang cư trú trong các khu vực bị phong tỏa theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, được hỗ trợ mức tối đa là 500.000 đồng/người khi thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Có hoàn cảnh khó khăn;

b) Đang mang thai hoặc nuôi con dưới 6 tuổi;

– Đoàn viên, người lao động tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp có đóng kinh phí công đoàn tử vong do bị nhiễm vi rút Sars-Co-2 kể từ ngày 27 tháng 4 năm 2021 được hỗ trợ là 5.000.000 đồng/người (không bao gồm các khoản đã hỗ trợ cho đoàn viên, người lao động tại các khoản 2, 3, 4, 5, 5b, 6 Điều này).

– Đoàn viên, người lao động tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp có đóng kinh phí công đoàn đã di chuyển từ các tỉnh phía Nam về quê kể từ ngày 01 tháng 8 năm 2021, phải thực hiện đúng yêu cầu cách ly y tế theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại địa phương, có hoàn cảnh khó khăn thì được liên đoàn lao động tỉnh, thành phố nơi tiếp nhận người trở về xem xét hỗ trợ tối đa là 500.000 đồng/người.

Trường hợp lao động khó khăn do Covid-19 được công đoàn hỗ trợ tiền ăn?

Theo Điều 1 Quyết định 3089/QĐ-TLĐ ngày 24/8/2021 của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam:

 Hỗ trợ bữa ăn cho đoàn viên; người lao động đang thực hiện “3 tại chỗ” (tức là sản xuất tại chỗ – ăn tại chỗ – nghỉ tại chỗ) của doanh nghiệp tại địa bàn các tỉnh; thành phố thực hiện giãn cách toàn tỉnh, thành phố theo Chỉ thị 16/CT-TTg .

a) Đối tượng hưởng là đoàn viên; người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp có đóng kinh phí công đoàn, thực hiện “3 tại chỗ” để sản xuất.

b) Mức hỗ trợ: 1.000.000 đồng/người, hỗ trợ 01 lần.

Vậy trong trường hợp này bạn là đoàn viên tại các cơ quan; đơn vị, doanh nghiệp có đóng kinh phí công đoàn phải nghỉ việc để cách ly y tế theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; sẽ được hỗ trợ mức tối đa là 500.000 đồng/người khi thuộc trường hợp có hoàn cảnh khó khăn. Vì vậy bạn hãy tìm cách liên lạc với công đoàn trình bày khó khăn để nhận được hỗ trợ.

Có thể bạn quan tâm

Trên đây là tư vấn của Luật sư X; về vấn đề “Trường hợp lao động khó khăn do Covid-19 được công đoàn hỗ trợ?“. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Hỗ trợ người lao động không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp

Theo Quyết định 23/2021/QĐ-TTg, mức hỗ trợ người lao động chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp là 3,71 triệu đồng/người. Ngoài ra, người lao động mang thai hoặc đang nuôi con đẻ hoặc con nuôi hoặc chăm sóc thay thế trẻ em chưa đủ 6 tuổi được hỗ trợ thêm 1 triệu đồng/trẻ em.

Giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Căn cứ Nghị quyết 68/NQ-CP: người sử dụng lao động được áp dụng mức đóng bằng 0% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH vào Quỹ bảo hiểm TNLĐ, BNN trong 12 tháng (thời gian từ ngày 1/7/2021 đến hết ngày 30/6/2022) cho người lao động thuộc đối tượng áp dụng chế độ bảo hiểm TNLĐ, BNN (trừ cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, người lao động trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước, cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập được hưởng lương từ ngân sách nhà nước).
Người sử dụng lao động hỗ trợ toàn bộ số tiền có được từ việc giảm đóng Quỹ Bảo hiểm TNLĐ, BNN cho người lao động phòng chống đại dịch COVID-19.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm