Theo hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế; về việc áp dụng biện pháp phòng, chống dịch đối với người về từ khu vực có dịch COVID-19; có một số đối tượng không cần phải cách ly tập trung khi về từ vùng dịch. Chắc hẳn có rất nhiều người quan tâm đến vấn đề về quê có phải cách ly tập trung hay không? Hãy cùng Luật Sư X tìm hiểu vấn đề: “Đối tượng nào không phải cách ly tập trung khi về quê từ vùng dịch”
Căn cứ pháp lý
- Nghị quyết số 128/NQ-CP
- Quyết định số 4800/QĐ- BYT
Nội dung tư vấn
Đối tượng đã tiêm vaccine hoặc đã khỏi Covid-19 không phải cách ly tập trung
Theo công văn của Bộ Y tế gửi UBND các tỉnh, thành, tình hình dịch Covid-19 diễn biến ngày càng phức tạp; Bộ Y tế hướng dẫn tự theo dõi sức khỏe tại nhà với người đã tiêm đủ liều vaccine Covid-19; (thẻ xanh trên Sổ sức khỏe điện tử; hoặc giấy chứng nhận tiêm đủ liều vắc xin của cơ quan có thẩm quyền cấp); hoặc đã khỏi bệnh Covid-19 trong vòng 6 tháng tính đến thời điểm về địa phương; (có giấy ra viện/giấy xác nhận khỏi bệnh Covid-19). Tự theo dõi sức khỏe tại nhà; nơi lưu trú trong 7 ngày kể từ ngày về địa phương và luôn thực hiện thông điệp 5K; thực hiện xét nghiệm vào ngày thứ nhất.
Nếu có dấu hiệu bất thường về sức khỏe; như ho, sốt, khó thở, đau rát họng, mất vị giác; thì báo cho cơ quan y tế để theo dõi và xử trí theo quy định.
Đối tượng chưa tiêm đủ hoặc chưa được tiêm vaccine Covid-19 cũng không phải cách ly tập trung
– Người chưa tiêm đủ liều vaccine Covid-19; (thẻ vàng trên Sổ sức khỏe điện tử; hoặc giấy chứng nhận tiêm chủng của cơ quan có thẩm quyền cấp). Thực hiện cách ly tại nhà, nơi lưu trú 7 ngày kể từ ngày về địa phương; tiếp tục tự theo dõi sức khỏe trong 7 ngày tiếp theo; và luôn thực hiện thông điệp 5K; thực hiện xét nghiệm vào ngày thứ nhất, ngày thứ 7 kể từ ngày về địa phương.
– Những người chưa được tiêm vaccine COVID-19; thì thực hiện cách ly tại nhà 14 ngày kể từ ngày về địa phương; tiếp tục tự theo dõi sức khỏe trong 14 ngày tiếp theo; xét nghiệm SARS-CoV-2 vào ngày thứ nhất, ngày thứ 7 và ngày thứ 14 kể từ ngày về địa phương.
Tuy nhiên, tùy thuộc vào điều kiện của từng địa phương, và trong khuyến cáo của Bộ Y tế là tùy mức độ, tùy địa phương, nhất là vấn đề đảm bảo an toàn phòng, chống dịch đối với khu vực có mật độ dân cư cao như chung cư… nếu chưa tiêm phòng vaccine thì phải cố gắng đảm bảo cách ly linh hoạt và an toàn nhất.
Đối tượng nhập cảnh sẽ không phải cách ly tập trung
Thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ; quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”; và các văn bản khác của Bộ Y tế; hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 đối với người nhập cảnh Việt Nam qua đường hàng không; (trừ trường hợp người nhập cảnh vào làm việc ngắn ngày; và các trường hợp nhập cảnh khác theo quy định), cụ thể:
Đối với người nhập cảnh đã tiêm đủ 2 mũi vaccine COVID-19, có kết quả xét nghiệm âm tính; chỉ tự cách ly, theo dõi sức khoẻ tại nhà với thời gian bảo đảm an toàn dịch bệnh. Đối với người chưa tiêm vaccine; phải có cơ sở cách ly trong nước với thời gian, điều kiện tốt nhất, thuận lợi cho bà con và tổ chức tiêm vaccine.
Đối với người nhập cảnh chưa tiêm vaccine hoặc tiêm chưa đủ liều vaccine COVID-19. Theo công văn của Bộ Y tế, các trường hợp này thực hiện cách ly tại nhà, nơi lưu trú trong 07 ngày kể từ ngày nhập cảnh; Thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR ngày thứ 1 và ngày thứ 7. Nếu kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2, tiếp tục theo dõi sức khoẻ đến hết 14 ngày; Trường hợp kết quả xét nghiệm dương tính thì xử lý theo quy định.
Đối với người nhập cảnh dưới 18 tuổi, người từ 65 tuổi trở lên, phụ nữ có thai, người có bệnh lý nền (nhưng không phải theo dõi, điều trị tại cơ sở y tế) được cách ly cùng người chăm sóc.
Người nhập cảnh ngắn ngày không phải cách ly y tế
Ngày 24/12, Bộ Y tế đã ban hành hướng dẫn y tế phòng, chống dịch COVID-19 đối với người được phép nhập cảnh vào Việt Nam làm việc ngắn ngày (dưới 14 ngày).
Đối tượng áp dụng của hướng dẫn này; là những người được phép nhập cảnh vào Việt Nam làm việc ngắn ngày bao gồm; Người nhập cảnh với mục đích ngoại giao, công vụ; Người nhập cảnh không phải mục đích ngoại giao công vụ; (Nhà đầu tư, chuyên gia, lao động tay nghề cao, nhà quản lý doanh nghiệp; kinh doanh, thương mại, nghiên cứu thị trường cùng thân nhân; và các đối tượng theo thỏa thuận với từng quốc gia); Những người tiếp xúc với người nhập cảnh ngắn ngày trong quá trình làm việc tại Việt Nam.
Đối tượng nhập cảnh ngắn ngày không phải cách ly y tế; song phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về phòng, chống dịch COVID-19
Trong trường hợp người nhập cảnh dự kiến làm việc, hoạt động tại nhiều địa phương, cần phải có kế hoạch, phương án di chuyển rõ ràng và được địa phương liên quan chấp thuận.
Người nhập cảnh ngắn ngày và người tiếp xúc với người nhập cảnh ngắn ngày; phải thực hiện đầy đủ quy định 5K, tự theo dõi sức khỏe; khi có một trong các biểu hiện: sốt, ho, đau rát họng; hoặc khó thở thì thông báo cho cơ quan quản lý và y tế địa phương để xử lý theo quy định.
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là quan điểm của Luật Sư X về vấn đề “Đối tượng nào không phải cách ly tập trung khi về quê từ vùng dịch ”. Bên cạnh đó có một số người lo lắng về vấn đề tiêm vaccine Covid-19 tử vong ai sẽ bồi thường. Để biết thêm thông tin chi tiết vui lòng liên hệ qua hotline: 0833 102 102. Hoặc qua các kênh sau:
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Ưu tiên tiêm trước cho các đối tượng nêu trên ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đang có dịch; trong tỉnh, thành phố ưu tiên tiêm trước cho các đối tượng ở vùng đang có dịch.
Căn cứ khả năng cung ứng vắc xin, ưu tiên tiêm trước cho các đối tượng tham gia công tác phòng, chống dịch bệnh, đối tượng ở vùng có dịch.
Bộ Y tế vừa ban hành Quyết định 3355/QĐ-BYT về Kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 năm 2021 – 2022, trong đó, có 16 nhóm đối tượng ưu tiên tiêm vắc xin Covid-19. Cụ thể, đối tượng tiêm vắc xin là toàn bộ người dân trong độ tuổi có chỉ định sử dụng vắc xin theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
Trong đó ưu tiên cho lực lượng tuyển đầu phòng chống dịch và lực lượng tuyến đầu trong thúc đẩy, phát triển kinh tế
Việc trả lương cho người lao động nghỉ việc do cách ly tại nhà được hướng dẫn trong Công văn số 1064/LĐTBXH-QHLĐTL. Cụ thể theo công văn này, việc nghỉ cách ly tại nhà thuộc một trong những trường hợp người lao động phải ngừng việc do tác động trực tiếp của dịch Covid-19 vẫn sẽ được hưởng lương theo quy định.