Thưa luật sư, tôi có một người bạn do mâu thuẫn với với 1 bạn trên mạng xã hội; đã hẹn nhau ra công viên để đánh nhau. Bạn tôi có rủ tôi và mấy người bạn nữa đi cùng; thế nhưng khi đến nơi tôi thấy đông quá nên sợ chỉ đứng ngoài cách 500m sau đó chạy về. Tôi muốn hỏi luật sư tôi có bị coi là đồng phạm; trong tội gây rối trật tự công cộng không? Mong luật sư giải đáp!
“Gây rối trật tự công cộng” là hành vi cố ý làm mất tình trạng ổn định; có tổ chức, có kỷ luật ở nơi công cộng, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự; an toàn xã hội, trực tiếp xâm phạm trật tự công cộng; và có thể gây thiệt hại đến lợi ích của nhà nước; của xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân được pháp luật bảo vệ. Vậy thì tội gây rối trật tự công cộng có đồng phạm không? Đồng phạm trong tội gây rối trật tự công cộng được quy định như thế nào? Hãy cùng tham khảo qua bài viết dưới đây của Luật sư X nhé!
Căn cứ pháp lý
Đồng phạm trong tội gây rối trật tự công cộng
Điều 318 Bộ luật hình sự quy định về tội gây rối trật tự công cộng quy định:
1. Người nào gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Dùng vũ khí, hung khí hoặc có hành vi phá phách;
c) Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng;
d) Xúi giục người khác gây rối;
đ) Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng;
e) Tái phạm nguy hiểm.
Nói chung, để có thể gây rối trật tự công cộng thì phải có nhiều người; nhưng không phải bao giờ trong vụ án gây rối trật tự công cộng; cũng có người tham gia mà có thể chỉ do một người thực hiện.
Thực tiễn xét xử cho thấy, đối với hành vi gây rối trật tự công cộng thường; là hành vi khởi đầu cho những hành vi phạm tội khác kế tiếp như: giết người; cố ý gây thương tích chống người thi hành công vụ; huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản… Tuy nhiên, cũng có trường hợp từ hành vi phạm tội khác; mà dẫn đến hành vi gây rối trật tự công cộng như: tổ chức đua xe trái phép; đua xe trái phép, đánh bạc, vi phạm các quy định về điều khiển phương giao thông đường bộ… Những người bị truy cứu trách nhiệm hình sự; về tội gây rối trong các trường hợp này là người có liên quan đến hành vi phạm tội khác; nhưng vì không đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm đó.
Theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 về đồng phạm như sau:
” Điều 17. Đồng phạm
1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.
2. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.
3. Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức.
Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.
Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.
Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.
Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.
4. Người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành.”
Cách xác định đồng phạm trong tội gây rối trật tự công cộng
Có tổ chức.
Cũng như đối với các trường hợp phạm tội có tổ chức khác; phạm tội gây rối trật tự công cộng có tổ chức là trường hợp nhiều người; cố ý cùng thực hiện một tội phạm; có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm; trong đó có người tổ chức, người thực hành, người xúi dục, người giúp sức.
Xúi giục người khác gây rối.
Xúi dục người khác gây rối là hành vi kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác; thực hiện hành vi gây rối. Tuy nhiên, hành vi kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện hành vi; gây rối nhưng không thuộc trường hợp phạm tội có tổ chức; với vai trò là người xúi dục trong vụ án đồng phạm. Tuy nhiên khi xác định hành vi xúi dục người khác gây rối cần phải chú ý:
Nếu việc xúi dục không liên quan trực tiếp đến hành vi gây rối của Toà án cấp phúc thẩm; thì không phải là người xúi dục người khác gây rối.
Xác định tội danh không chính xác trong trường hợp; vượt quá của đồng phạm: Đây là trường hợp gây rối trật tự công cộng; có hậu quả gây thương tích. Việc xác định tội danh trong trường hợp này đòi hỏi phải làm rõ sự bàn bạc; thỏa thuận của các đối tượng cùng nhau thực hiện hành vi gây huyên náo; mất an ninh trật tự là mục đích chính hay việc thỏa thuận cùng nhau gây thương cho người khác. Các đối tượng thỏa thuận đi đánh nhau nhưng không thực hiện được hành vi phạm tội; do gặp phải sự cản trở của người khác nhưng những đối tượng còn lại; không bị cản trở, vẫn gây thương tích cho người bị hại; thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích.
Ngoài những đối tượng trực tiếp chuẩn bị hung khí, tham gia gây thương tích; cho người bị hại còn những đối tượng khác cùng tham gia; gây huyên náo trật tự công cộng, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự; thì cần phải xử lý về tội Gây rối trật tự công cộng.
Phân hóa vai trò người đồng phạm giúp sức với người thực hành; trong trường hợp phạm tội chưa đạt: Cũng cần chú ý phân biệt giữa vai trò của các đồng phạm; trong trường hợp chuẩn bị hung khí cho các đối tượng khác đi đánh nhau; (khoản 6 Điều 134) với trường hợp đồng phạm; với vai trò là người thực hành chưa gây thương tích cho người khác; (chịu chung hậu quả với người thực hành). Đây là trường hợp đồng phạm với vai trò giúp sức; nhưng hành vi chưa gây hậu quả thương tích còn trường hợp các đồng phạm khác; đã gây hậu quả thương tích rồi thì không xử lý theo khoản 6 Điều 134; mà xử lý theo khung, khoản mà các đồng phạm khác cùng thực hiện.
Nhầm lẫn giữa hành vi can ngăn của người làm chứng với hành vi đồng phạm tham gia đánh nhau. Đây là trường hợp căn cứ vào ý thức chủ quan, hành vi khách quan của người liên quan; trong vụ án để xác định tư cách tham gia tố tụng.
Việc xác định ý thức chủ quan của những người đi cùng trong nhóm đối tượng đánh nhau; gây thương tích; rất quan trọng đặc biệt là trường hợp khi họ có thực hiện một số hành động; chống trả cần thiết để can ngăn các đối tượng đánh nhau. Việc xác định chính xác hành vi nào là can ngăn; là tấn công gây thương tích đòi hỏi cơ quan có thẩm quyền; phải nghiên cứu hồ sơ chi tiết, tỉ mỉ, hệ thống hóa chứng cứ rõ ràng; để tránh bị sai sót trong quá trình giải quyết vụ án.
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về; “Đồng phạm trong tội gây rối trật tự công cộng”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; đăng ký mã số thuế cá nhân tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty ở việt nam; đơn xác nhận tình trạng hôn nhân; đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh; dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự hà nội của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Mẫu nhận xét của chi ủy đối với Đảng viên mới
- Mẫu quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng mới nhất
- Bản tự nhận xét đánh giá cán bộ để bổ nhiệm có mẫu như thế nào?
Câu hỏi thường gặp:
Căn cứ Điều 17 Bộ luật hình sự 2015 quy định như sau:
“Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.
Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.
Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức…
… Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.”
Như vậy, hành vi trên khi bị truy cứu hình sự thì đối với người lôi kéo vẫn có thể được xem là đồng phạm và thực hiện hành vi với vai trò là người tổ chức hoặc xúi dục.
Thực tế chỉ ra rằng. Tuy đã cùng nhau cố ý thực hiện một tội phạm nhưng trong quá trình thực hiện. Có thể sẽ phát sinh những tình huống ngoài ý muốn của một đối tượng. Pháp luật hình sự quy định về nguyên tắc Chịu trách nhiệm độc lập khi cùng thực hiện tội tại Khoản 4 Điều 17 Bộ Luật hình sự 2015. Theo đó, người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành.