Chính phủ ban hành Nghị định 100 /2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. Tình trạng vi phạm giao thông đường bộ và đường sắt ngày càng trở nên phổ biến; gây nguy hiểm đồng thời mất an ninh; tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây thiệu hại cho người khác. Nghị định 100 ra đời với hàng loại các mức phạt điều chỉnh các hành vi; có tính trừng phạt và răn đe hiệu quả. Trong đó có quy đinh về hàng vi dùng chân điều khiển ô tô trên đường cao tốc; vậy hành vi này sẽ bị pháp luật xử lý như thế nào? Mức phạt cho hành vi này là bao nhiêu? Để giải đáp thắc mắc này; các bạn hãy cùng luật sư X tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
- Nghị định 100 /2019/NĐ-CP
Xử phạt hành vi dùng chân điều khiển ô tô trên cao tốc
Trước hết cần khẳng định; hành động dùng chân điều khiển ô tô khi xe đang chạy trên đường sẽ bị phạt tiền từ 10-12 triệu đồng; và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng; hoặc từ 03 đến 05 tháng nếu tái phạm
Cuối tuần qua cộng đồng mạng bức xúc trước hình ảnh tài xế ngả ghế ngửa ra sau; đưa một chân lên vô-lăng để điều khiển xe trên cao tốc; trong khi tay nắm người phụ nữ ngồi ghế bên cạnh.Theo hình ảnh từ clip; khi đang lưu thông trên đường cao tốc, nam tài xế ngồi trong tư thế ngả hẳn người ra phía sau; đồng thời gác một chân lên vô-lăng. Tay của người này hết vắt sau đầu lại chuyển sang nắm cô gái ngồi ở ghế phụ.
Mặc dù người phụ nữ đi cùng đã lên tiếng để “lái hộ” nhưng nam tài xế vẫn tiếp tục điều khiển xe trong tư thế nguy hiểm. Từ góc máy được ghi lại; có thể thấy ngoài hai người ngồi ở hàng ghế đầu; trên ô tô lúc đó có thêm ít nhất hai hành khách khác.
Sau khi xuất hiện trên mạng xã hội; đoạn video đã được chia sẻ trên rất nhiều fanpage và hội nhóm; trong đó phần đông ý kiến đều lên án hành động nguy hiểm. “Trời ơi, dùng chân lái ô tô lại còn chạy trên cao tốc nữa. Phải chăng nam thanh niên này muốn tự sát”, tài khoản Facebook Thanh Hải phẫn nộ.
Thủ tục tước quyền sử dụng giấy phép lái xe ô tô khi dùng chân điều khiển ô tô.
Các loại giấy phép áp dụng
Giấy phép lái xe ô tô bị tước quyền sử dụng có thời hạn theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 81 Nghị định 100/2019/NĐ-CP bao gồm:
– Giấy phép lái xe quốc gia cấp cho công dân Việt Nam, người nước ngoài được phép cư trú; hoặc đang làm việc, học tập tại Việt Nam; là giấy phép lái xe do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp, có giá trị trên lãnh thổ Việt Nam .
– Giấy phép lái xe quốc tế là giấy phép lái xe do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước ngoài (bao gồm cả khu vực hành chính) tham gia Công ước về Giao thông đường bộ năm 1968 cấp cho người Việt Nam, người nước ngoài có thẻ thường trú tại Việt Nam đã có giấy phép lái xe quốc gia do Việt Nam cấp bằng vật liệu PET. còn giá trị sử dụng .
Thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép lái xe ô tô khi dùng chân điều khiển ô tô
-
Thời hạn
Trường hợp người có giấy phép lái xe quốc gia thực hiện nhiều hành vi vi phạm giao thông đường bộ mà bị xử phạt trong cùng một lần; trong đó; có từ hai hành vi trở lên; cùng bị áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép lái xe quốc gia; thì áp dụng thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép của hành vi vi phạm có thời hạn tước dài nhất.
– Thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép lái xe quốc tế do nước ngoài cấp; không quá thời gian người lái xe được phép cư trú tại lãnh thổ Việt Nam. Trường hợp người có giấy phép lái xe quốc tế thực hiện nhiều hành vi vi phạm giao thông đường bộ mà bị xử phạt trong cùng một lần; trong đó có từ hai hành vi trở lên cùng bị áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép lái xe quốc tế; thì áp dụng thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép của hành vi vi phạm có thời hạn tước dài nhất nhưng không quá thời gian người lái xe được phép cư trú tại lãnh thổ Việt Nam.
-
Thời điểm bắt đầu tính
Trường hợp tại thời điểm ra quyết định xử phạt của công an với người dùng chân điều khiển ô tô; đã tạm giữ được giấy phép lái xe của người dùng chân điều khiển ô tô; thì thời điểm bắt đầu tính thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép; là thời điểm quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành;
Trường hợp tại thời điểm ra quyết định xử phạt; chưa tạm giữ được giấy phép lái xe của người dùng chân điều khiển ô tô; thì công an vẫn ra quyết định xử phạt; và trong nội dung quyết định xử phạt đó; phải ghi rõ thời điểm bắt đầu tính hiệu lực thi hành của hình thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng giấy phép lái xe; là kể từ thời điểm mà người vi phạm xuất trình giấy phép cho người có thẩm quyền xử phạt tạm giữ.
-
Thủ tục
Trường hợp tước quyền sử dụng giấy phép lái xe ô tô có thời hạn được ghi trong quyết định xử phạt; công an thu giữ, bảo quản giấy phép; thông báo ngay cho cơ quan đã cấp giấy phép đó biết. Khi hết thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép lái xe ô tô ghi trong quyết định xử phạt; công an giao lại giấy phép cho người đã bị tước giấy phép đó; và phải lập biên bản; lưu hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính.
Trường hợp phát hiện giấy phép lái xe ô tô được cấp không đúng thẩm quyền; hoặc có nội dung trái pháp luật thì công an phải tiến hành thu hồi ngay theo thẩm quyền. Đồng thời phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan đã cấp giấy phép đó biết; trường hợp không thuộc thẩm quyền thu hồi thì phải báo cáo với cơ quan có thẩm quyền để xử lý.
-
Hậu quả
Trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe ô tô, nếu người bị xử phạt vẫn điều khiển xe ô tô tham gia giao thông thì bị xử phạt như hành vi điều khiển xe ô tô không có giấy phép.
Trường hợp người vi phạm bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe ô tô; nhưng thời hạn sử dụng còn lại của giấy phép đó ít hơn thời hạn bị tước; thì người có thẩm quyền vẫn ra quyết định xử phạt có áp dụng hình thức tước quyền sử dụng giấy phép theo quy định đối với hành vi vi phạm. Trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe ô tô; người bị xử phạt không được làm thủ tục cấp đổi, cấp mới giấy phép lái xe.
Khiếu nại, khởi kiện khi bị xử phạt vi phạm giao thông sai
Trường hợp người bị xử phạt hành chính về hành vi dùng chân điều khiển ô tô cho rằng mình không vi phạm; hoặc có vi phạm nhưng nội dung quyết định xử phạt không đúng phạt luật về hành vi vi phạm; hình thức xử phạt, mức xử phạt; trình tự, thủ tục xử phạt, …, thì có quyền khiếu nại quyết định xử phạt đến người đã ra quyết định; Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người đó; hoặc khởi kiện vụ án hành chính đến Tòa án có thẩm quyền.
Trên đây là tư vấn của luật sư X, chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn,giúp đỡ của luật sư, hãy sử dụng dịch vụ tư vấn luật giao thông hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
[sc_fs_multi_faq headline-0=”h4″ question-0=”Lái xe ô tô bằng chân trên đường cao tốc bị xử phạt bao nhiêu tiền?” answer-0=”Hành động dùng chân điều khiển vô lăng xe ô tô khi xe đang chạy trên đường sẽ bị phạt tiền từ 10-12 triệu đồng ” image-0=”” headline-1=”h4″ question-1=”Dùng chân điều khiển vô lăng xe ô tô có bị tước bằng lái xe?” answer-1=”Hành động dùng chân điều khiển vô lăng xe ô tô khi xe đang chạy trên đường sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.” image-1=”” headline-2=”h4″ question-2=”Có thể khiếu nại khi bị xử phạt vi phạm giao thông sai không?” answer-2=”Trường hợp bạn bị xử phạt hành chính về hành vi vi phạm giao thông đường bộ cho rằng mình không vi phạm, hoặc có vi phạm nhưng nội dung quyết định xử phạt không đúng phạt luật về hành vi vi phạm, hình thức xử phạt, mức xử phạt, trình tự, thủ tục xử phạt, …, thì có quyền khiếu nại quyết định xử phạt đến người đã ra quyết định, Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người đó hoặc khởi kiện vụ án hành chính đến Tòa án có thẩm quyền” image-2=”” count=”3″ html=”true” css_class=””]