Phát tán hình ảnh, clip nhạy cảm của người khác là một tội sẽ bị truy tố hình sự. Tuy nhiên, dù không phát tán những hình ảnh, clip đó nhưng lại dùng để đe dọa, tống tiền nạn nhân cũng là một tội sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Vậy với vấn đề này được pháp luật nhìn nhận và quy định như thế nào? Bài viết dưới đây Luật Sư X sẽ làm rõ hơn về vấn đề này.
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Mỗi cá nhân đều có quyền hình ảnh
Thật vậy, quyền về hình ảnh là quyền cơ bản của mỗi cá nhân được ghi nhận trong hiến pháp và cụ thể hơn là Điều 32 Bộ luật dân sự 2015:
Thứ nhất, cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình.
- Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý.
- Việc sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại thì phải trả thù lao cho người có hình ảnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Thứ hai, việc sử dụng hình ảnh trong trường hợp sau đây không cần có sự đồng ý của người có hình ảnh;hoặc người đại diện theo pháp luật của họ:
- Hình ảnh được sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng;
- Hình ảnh được sử dụng từ các hoạt động công cộng, bao gồm hội nghị, hội thảo, hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động công cộng khác mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh.
Thứ ba, việc sử dụng hình ảnh mà vi phạm quy định tại Điều này thì người có hình ảnh có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định buộc người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật.
Dùng clip nóng để tống tiền là vi phạm pháp luật
Nếu trường hợp có đối tượng xấu sử dụng hình ảnh, clip có sự xuất hiện của nạn nhân nhằm đe dọa, tống tiền của nạn nhân, mặc dù đối tượng đó chưa hoặc không phát tán clip nhạy cảm đó thì việc đó đã phạm tội cưỡng đoạt tài sản. Quy định cụ thể tại Điều 170 Bộ luật hình sự 2015.
Dù chưa phát tán hình ảnh, clip đó nhưng có hành vi đe dọa nhằm tống tiền của nạn nhân thì căn cứ tùy từng mức độ, người phạm tội có thể phải chịu mức phạt cao nhất lên tới 20 năm. Ngoài ra có thể sẽ bị áp dụng hình phạt bổ sung lên tới 100 triệu đồng cùng việc bị tịch thu tài sản đã chiếm đoạt của nạn nhân.
Trường hợp, nếu có sử dụng hình ảnh, clip để đe dọa nhằm tống tiền và sau đó phát tán hình ảnh, clip đó thì sẽ bị truy tố cả 2 tội danh. Ngoài tội đe dọa chiếm đoạt tài sản thì sẽ còn bị truy tố thêm tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy được quy định tại Điều 326 Bộ luật hình sự.
Nếu trường hợp bị truy tố với cả 2 tội danh, người phạm tội sẽ phải chịu hình phạt tổng hợp cho cả 2 tội danh. Mức phạt tổng hợp cao nhất là 30 năm tù giam cho cả 2 tội danh. Do đó, đừng sử dụng hình ảnh, clip của người khác vào mục đích xấu nha các bạn!
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về Dùng clip để tống tiền sẽ bị xử phạt thế nào? Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Khi bị tống tiền cần xử lý theo các bước:
1. Bình tĩnh, kiểm tra tính xác thực về việc người giữ clip nhạy cảm. …
2. Khôn khéo thương lượng, dùng kế hoãn binh. …
3. Trình báo sớm công an.
Hành vi quay clip nóng tống tiền là hành vi nhằm cưỡng đoạt tài sản của người khác một cách bất hợp pháp. Cưỡng đoạt tài sản được hiểu là hành vi của một người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ đe dọa sẽ dùng vũ lực; hoặc uy hiếp tinh thần người khác để hòng chiếm đoạt tài sản cho bản thân.
Theo BLHS 2015, tội cưỡng đoạt tài sản là 01 tội có cấu thành hình thức. Có nghĩa: Chỉ cần người nào thực hiện hành vi uy hiếp tinh thần của người khác với mục đích chiếm đoạt tài sản. Không xét đến hậu quả, thì người đó cũng phạm vào tội cưỡng đoạt tài sản.