Dừng đỗ ô tô trái phép gây tai nạn bị xử lý như thế nào ? Đây là một trong những câu hỏi được khá nhiều người quan tâm, bởi thực tế hiện nay, có không ít các trường hợp, người đi đường bị tai nạn giao thông do người lái ô tô dừng đỗ xe trái quy định. Vậy, trường hợp này, bị xử lý thế nào ? Hãy cùng Luật Sư X tìm hiểu quy định của pháp luật qua bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
Quy tắc dừng đỗ ô tô đúng quy định
Để tránh các tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra, khi thực hiện việc dừng đỗ xe, người lái ô tô phải chú ý các quy định về dừng xe đường bộ như sau:
- Có tín hiệu báo cho lái xe khác biết (bật xinhan…);
- Cho xe dừng, đỗ ở nơi có lề đường rộng hoặc khu đất ở bên ngoài phần đường xe chạy, nếu lề đường hẹp hoặc không có lề đường thì phải cho xe dừng, đỗ sát mép đường phía bên phải theo chiều đi của mình.
- Không mở cửa xe, để cửa xe mở hoặc bước xuống xe khi chưa bảo đảm điều kiện an toàn;
- Khi dừng xe, không được tắt máy hoặc không được rời khỏi vị trí lái;
- Xe đỗ trên đoàn đường dốc phải được chèn bánh.
Trường hợp dừng đỗ xe trên đường phố thì người lái ô tô còn phải tuân thủ thêm các quy định tại điều 19 Luật giao thông đường bộ 2008 cụ thể như sau:
- Phải cho xe dừng, đỗ sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi của mình; bánh xe gần nhất không được cách xa lề đường, hè phố quá 0,25m; trường hợp đường phố hẹp, phải dừng xe; đỗ xe ở vị trí cách xe ô tô đang đỗ bên kia đường tối thiểu 20m.
- Không được dừng xe, đỗ xe trên đường xe điện, trên miệng cống thoát nước; miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước. Không được để phương tiện giao thông ở lòng đường, hè phố trái quy định.
Ngoài ra, người lái ô tô phải tuân thủ quy định và không được dừng đỗ tại những điểm nhất định. Vậy trường hợp dừng đỗ ô tô trái phép thì bị xử lý ra sao ?
Dừng đỗ ô tô trái phép bị xử lý thế nào ?
Theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP; thì trường hợp dừng đỗ ô tô trái phép thì tùy từng trường hợp sẽ có những mức xử phạt như sau:
Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe:
- Khi dừng xe, đỗ xe không có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện khác biết
- Khi đỗ xe chiếm một phần đường xe chạy không đặt ngay báo hiệu nguy hiểm theo quy định; trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 6 Điều này và trường hợp đỗ xe tại vị trí quy định được phép đỗ xe
Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe:
- Dừng xe, đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề đường rộng; dừng xe, đỗ xe không sát mép đường phía bên phải theo chiều đi ở nơi đường có lề đường hẹp hoặc không có lề đường; dừng xe, đỗ xe ngược với chiều lưu thông của làn đường;…
- Dừng xe không sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi hoặc bánh xe gần nhất cách lề đường, hè phố quá 0,25 m; dừng xe trên đường xe điện, đường dành riêng cho xe buýt; những nơi bị cấm dừng xe..
Theo đó, đối với trường hợp dừng đỗ ô tô trái phép, có thể bị phạt với số tiền từ 1.000.000- 2.000.000 đồng.
Dừng đỗ ô tô trái phép gây tai nạn bị xử lý như thế nào ?
Việc dừng đỗ ô tô trái phép, ngoài việc bị xử phạt vi phạm hành chính. Trường hợp, dừng đỗ ô tô trái pháp luật mà gây tai nạn cho người khác, thì người dừng đỗ trái phép còn phải chịu trách nhiệm; về bồi thường tài sản tổn thất do hành vi này gây ra và bồi thường thiệt hại về sức khỏe, tính mạng cho người khác. Cụ thể, việc bồi thường này được quy định tại điều 589, và 590 như sau:
Đối với thiệt hại về sức khỏe thì mức bồi thường thiệt hại được xác định như sau:
- Chi phí cho việc cứu chữa, hồi phục sức khỏe
- Thu nhập thực tế bị mất, giảm sút do hành vi gây ra
- Chi phí do thu nhập bị mất của người chăm sóc, các chi phí khác nếu có.
Chi phí đối với tài sản bị thiệt hại được xác định như sau:
- Tài sản bị mất, hủy hoại hoặc hư hỏng
- Lợi ích bị mất do việc khai thác tài sản
- Chi phí ngăn chặn hoặc khắc phục thiệt hại, các chi phí khác nếu có
Có thể bạn quan tâm
Liên hệ Luật Sư X
Hi vọng, qua bài viết “Dừng đỗ ô tô trái phép gây tai nạn bị xử lý như thế nào ? “giải đáp được những thắc mắc cho các bạn về các vấn đề có liên quan.
Mọi thắc mắc liên quan xin vui lòng liên hệ Luật sư X, để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư.
Hotline : 0833102102
Câu hỏi liên quan
Khoản 1 Điều 78 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 và Điều 5 Thông tư 153/2013/TT-BTC quy định: Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, cá nhân, tổ chức bị phạt phải nộp tiền phạt tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt.
Vi phạm điểm a khoản 1; khoản 2; điểm b, điểm c, điểm d, điểm e khoản 3; điểm a khoản 4, khoản 5 Điều này còn buộc phải tháo dỡ công trình trái phép; tháo dỡ dây, các vật cản; thu dọn vật liệu, rác thải, đồ vật chiếm dụng mặt đường; thu dọn đinh, vật sắc nhọn và khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra.
Thủ tục nộp phạt tại chỗ cho cảnh sát giao thông chỉ áp dụng đối với trường hợp người vi phạm giao thông bị xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức (theo khoản 1 Điều 56 và khoản 1 Điều 57 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012).