Đuổi con ra khỏi nhà, bố mẹ có vi phạm pháp luật?

bởi NguyenTriet
Hiện nay, do con cái ngày càng hư nên các bậc làm cha mẹ thường hay áp dụng các biện pháp mạnh như đánh đập, chửi bới,… thậm chí là đuổi con ra khỏi nhà. Vậy hành vi đuổi con ra khỏi nhà của bố mẹ có vi phạm pháp luật không? Bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ giải đáp thắc mắc của các bạn:

Căn cứ:

Nội dung tư vấn:

1. Đuổi con ra khỏi nhà, bố mẹ có vi phạm pháp luật không?

Hành vi đuổi con ra khỏi nhà, bố mẹ có vi phạm pháp luật. Bởi vì:

Hành vi này đã xâm phạm đến quyền có nơi ở hợp pháp của con cái vi phạm nghiêm trọng về nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái. Căn cứ vào Điều 69 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định nghĩa vụ và quyền của cha mẹ như sau:

Điều 69. Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ

1. Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.

2. Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

Theo đó, cha mẹ có nghĩa vụ trông nom, nuôi dưỡng con cái nên hành vi đuổi con ra khỏi nhà là vi phạm pháp luật hôn nhân và gia đình.

Hành vi đuổi con cái ra khỏi nhà cũng có thể được coi là hành vi bạo lực gia đình. Theo quy định tại điểm c, khoản 1, Điều 2 Luật phòng chống bạo lực gia đình:

Điều 2. Các hành vi bạo lực gia đình…

c) Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;…

Như vậy, từ những lý lẽ trên hành vi đuổi con cái ra khỏi nhà là hành vi vi phạm pháp luật.

2. Xử lý vi phạm đối với hành vi đuổi con cái ra khỏi nhà của bố mẹ

Hành vi buộc con cái rời khỏi nơi cư trú hợp pháp có thể bị xử phạt theo quy định tại Điều 57 Nghị định 167/2013/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự:

Điều 57. Hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở hợp pháp của họ

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở hợp pháp của họ.

2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi thường xuyên đe dọa bằng bạo lực để buộc thành viên gia đình rời khỏi chỗ ở hợp pháp của họ.

Theo đó, bạn có quyền tố cáo lên Cơ quan Công an địa phương để xứ lý và yêu cầu buộc bố mẹ bạn phải chấm dứt hành vi trên. Bởi bạn có các quyền của nạn nhân bạo lực gia đình theo quy định tại Điều 5 Luật phòng chống bạo lực gia đình:

Điều 5. Quyền và nghĩa vụ của nạn nhân bạo lực gia đình

1. Nạn nhân bạo lực gia đình có các quyền sau đây:

a) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền bảo vệ sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình;

b) Yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn, bảo vệ, cấm tiếp xúc theo quy định của Luật này;

c) Được cung cấp dịch vụ y tế, tư vấn tâm lý, pháp luật;

d) Được bố trí nơi tạm lánh, được giữ bí mật về nơi tạm lánh và thông tin khác theo quy định của Luật này;

đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn đọc!

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư tranh tụng tại Việt Nam
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay
Để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833102102
5/5 - (2 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm