Tôi là Như Ý, tôi lên đây để chia sẻ vấn đề thắc mắc của tôi như sau: Gần đoạn đường nhà tôi vừa xảy ra một vụ tai nạn giao thông, nhưng điều đáng nói ở đây là chủ phương tiện điều khiển xe ô tô gây tai nạn xong rồi bỏ trốn, bỏ lại nạn nhân thương tích đầy mình nằm giữa đường. Người dân sống quanh chỗ tôi cảm thấy rất bức xúc về vấn đề này. Tôi xin hỏi: Trường hợp gây tai nạn giao thông rồi bỏ trốn thì bị phạt bao nhiêu tiền? Đồng thời, có phải chịu trách nhiệm hình sự khi gây tai nạn rồi bỏ trốn hay không?
Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của LSX để hiểu và nắm rõ được những quy định về “ Gây tai nạn giao thông rồi bỏ trốn bị phạt bao nhiêu tiền ” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.
Căn cứ pháp lý
- Luật Giao thông đường bộ 2008
- Nghị định 100/2019/NĐ-CP
- Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017
Trách nhiệm của người điều khiển phương tiện gây tai nạn
Theo Điều 38 Luật Giao thông đường bộ 2008, người điều khiển phương tiện và những người liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn phải có các trách nhiệm sau:
– Dừng ngay phương tiện; giữ nguyên hiện trường; cấp cứu người bị nạn và phải có mặt khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.
– Ở lại nơi xảy ra tai nạn cho đến khi người của cơ quan công an đến, trừ trường hợp người điều khiển phương tiện cũng bị thương phải đưa đi cấp cứu hoặc phải đưa người bị nạn đi cấp cứu hoặc vì lý do bị đe dọa đến tính mạng, nhưng phải đến trình báo ngay với cơ quan công an nơi gần nhất;
– Cung cấp thông tin xác thực về vụ tai nạn cho cơ quan có thẩm quyền.
Khoản 17 Điều 8 của Luật Giao thông đường bộ cũng quy định bỏ trốn sau khi gây tai nạn giao thông để trốn tránh trách nhiệm là một trong hành vi bị nghiêm cấm.
Gây tai nạn giao thông rồi bỏ trốn bị phạt bao nhiêu tiền
1/ Điều khiển xe máy gây tai nạn giao thông rồi bỏ trốn
Căn cứ điểm đ khoản 8 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:
8. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
đ) Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn;
Như vậy, người gây tai nạn giao thông mà không dừng lại, gây tai nạn giao thông không giữ nguyên hiện trường, gây tai nạn giao thông rồi bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, gây tai nạn giao thông nhưng không tham gia cấp cứu người bị nạn sẽ bị phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.
Mức phạt tiền này tương đối cao, nhằm tăng tinh thần trách nhiệm của người điều khiển xe máy, cũng thể hiện tính nhân đạo của pháp luật, ưu tiên cứu người bị nạn.
2/ Điều khiển ô tô gây tai nạn giao thông rồi bỏ trốn
Căn cứ điểm b khoản 8 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:
Điều 5. Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
8. Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
b) Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn;
Như vậy, điều khiển ô tô gây tai nạn rồi bỏ trốn bị phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng.
Có thể thấy, các hành vi nêu trên là những hành vi vô cùng nguy hiểm mang tính rủi cao, gây tai nạn giao thông, thiệt hại lớn về tính mạng sức khỏe con người.
Do đó, mức phạt tương đối cao nhằm tăng tính răn đe nhằm nâng cao ý thức của người điều khiển xe, tinh thần trách nhiệm khi gây tai nạn, và thể tính nhân đạo, đề cao con người, đặt ưu tiên cứu người lên hàng đầu.
3/ Đối với người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng gây tai nạn rồi bỏ trốn
Căn cứ Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:
Điều 7. Xử phạt người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng (sau đây gọi chung là xe) vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
3. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
g) Điều khiển xe có liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn giao thông mà không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, không tham gia cấp cứu người bị nạn, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 8 Điều này;
8. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
c) Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn.
Như vậy, điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng gây tai nạn rồi bỏ trốn bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng.
4/ Đối với người điều khiển, người ngồi trên xe đạp, xe đạp máy, người điều khiển xe thô sơ khác gây tai nạn rồi bỏ trốn
Căn cứ Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:
Điều 8. Xử phạt người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
4. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
b) Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn;
Như vậyngười điều khiển, người ngồi trên xe đạp, xe đạp máy, người điều khiển xe thô sơ khác gây tai nạn rồi bỏ trốn bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.
Có phải chịu trách nhiệm hình sự khi gây tai nạn giao thông rồi bỏ trốn không?
Người điều khiển phương tiện giao thông gây tai nạn giao thông rồi bỏ trốn; phải chịu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ.
Căn cứ khoản 2 Điều 260 bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 quy định như sau:
Điều 260. Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
c) Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;
Như vậy, người điều khiển phương tiện giao thông gây tai nạn rồi bỏ trốn; nhằm tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn có thể bị áp dụng hình phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.
Thậm chí, theo quy định tại khoản 3 Điều 260 bộ luật hình sự 2017 người điều khiển phương tiện giao thông gây tai nạn có thể bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm. Nếu làm chết 03 người trở lên, gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên; mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên, gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Gây tai nạn giao thông rồi bỏ trốn bị phạt bao nhiêu tiền“ đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Mong rằng những thông tin trên sẽ giúp ích được cho các chủ doanh nghiệp tư nhân nói chung và các chủ doanh nghiệp tư nhân đang là quý khách hàng của LSX nói riêng. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là Đăng ký bảo hộ logo Tp Hồ Chí Minh, vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102
Có thể bạn quan tâm
- Trường hợp gây tai nạn giao thông rồi bỏ trốn phạt bao nhiêu tiền?
- Mức bồi thường khi gây tai nạn giao thông chết người năm 2023?
- Mức đền bù thiệt hại do gây tai nạn giao thông quy định mới
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 153/2013/TT-BTC, khi nộp tiền phạt trực tiếp tại Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng thương mại nơi Kho bạc Nhà nước ủy nhiệm thu tiền phạt, cá nhân, tổ chức bị xử phạt phải xuất trình quyết định xử phạt của người có thẩm quyền xử phạt với Kho bạc Nhà nước nơi đến nộp phạt hoặc ngân hàng thương mại nơi Kho bạc Nhà nước ủy nhiệm thu tiền phạt và phải nộp tiền phạt theo đúng số tiền, thời hạn ghi trong quyết định xử phạt.
Như vậy, khi đi nộp phạt vi phạm giao thông cần giấy tờ: quyết định xử phạt của người có thẩm quyền xử phạt.
Biên bản xử phạt vi phạm hành chính được lập thành ít nhất 02 bản, trong đó giao cho người vi phạm 1 biên bản, còn cơ quan sẽ lưu giữ lại 1 biên bản.
Hồ sơ vi phạm được lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
Do đó, việc bạn làm mất biên bản xử phạt không bị ảnh hưởng gì. Bạn đến kho bạc nhà nước và trình bày vấn đề của mình thì việc xử phạt và nộp phạt vẫn diễn ra theo đúng quy trình.
Căn cứ theo Điều 593 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thời hạn hưởng bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm như sau:
“Điều 593. Thời hạn hưởng bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm
1. Trường hợp người bị thiệt hại mất hoàn toàn khả năng lao động thì người bị thiệt hại được hưởng bồi thường từ thời điểm mất hoàn toàn khả năng lao động cho đến khi chết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Trường hợp người bị thiệt hại chết thì những người mà người này có nghĩa vụ cấp dưỡng khi còn sống được hưởng tiền cấp dưỡng từ thời điểm người có tính mạng bị xâm phạm chết trong thời hạn sau đây:
a) Người chưa thành niên hoặc người đã thành thai là con của người chết và còn sống sau khi sinh ra được hưởng tiền cấp dưỡng cho đến khi đủ mười tám tuổi, trừ trường hợp người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi đã tham gia lao động và có thu nhập đủ nuôi sống bản thân;
b) Người thành niên nhưng không có khả năng lao động được hưởng tiền cấp dưỡng cho đến khi chết.
3. Đối với con đã thành thai của người chết, tiền cấp dưỡng được tính từ thời điểm người này sinh ra và còn sống.“
Theo đó, nếu người bị thiệt hại mất hoàn toàn khả năng lao động thì thời hạn hưởng bồi thường thiệt hại là từ thời điểm mất hoàn toàn khả năng lao động cho đến khi chết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Nếu người bị thiệt hại chết thì những người mà người này có nghĩa vụ cấp dưỡng khi còn sống được hưởng tiền cấp dưỡng từ thời điểm người có tính mạng bị xâm phạm chết trong thời hạn được quy định tại khoản 2 Điều 593 trên.
Đối với con đã thành thai của người chết, tiền cấp dưỡng được tính từ thời điểm người này sinh ra và còn sống.