Là một quy định liên quan đến yếu tố lỗi trong luật hình sự. Không có lỗi tức là không có tội. Chính vì lý do này; nhiều cá nhân sau khi thực hiện hành vi phạm tội đã sử dụng nhiều biện pháp để được giảm án. Trong đó có giám định tâm thần; giả vờ mắc bệnh nan y; mang thai;… nhằm chạy án. Mặc dù là một cánh cửa trốn khỏi sự trừng phạt của pháp luật; tuy nhiên, việc giám định vẫn được thực hiện bởi cơ quan công an và cơ sở y tế. Vậy giám định tâm thần đối với tội phạm giết người nhằm mục đích gì? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau:
Căn cứ pháp lý
Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)
Thế nào là lỗi trong luật hình sự?
Lỗi là trạng thái tâm lý hay thái độ của chủ thể đối với hành vi của mình và đối với hậu quả của hành vi đó gây ra cho xã hội. Lỗi thường được thể hiện dưới 02 hình thức: lỗi cố ý và lỗi vô ý. Trong đó, lỗi cố ý được chia làm lỗi cố ý trực tiếp, cố ý gián tiếp; lỗi vô ý được chia làm lỗi vô ý do cẩu thả, vô ý vì quá tự tin.
Lỗi cố ý trực tiếp là lỗi cố ý trực tiếp là lỗi của một người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội; nhận thức rõ hành vi của mình là có tính nguy hiểm cho xã hội; thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra.
Lỗi cố ý gián tiếp là lỗi của một người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội; nhận thức rõ tính nguy hiểm có xã hội của hành vi của mình; thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra; tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.
Lỗi vô ý vì quá tự tin là lỗi trong trường hợp người phạm tội tuy thấy hành vi của mình có thể gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội; nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được nên vẫn thực hiện và đã gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội.
Lỗi vô ý do cẩu thả là lỗi mà người thực hiện hành vi phạm tội không thấy trước hậu quả nguy hiểm; nhưng do tính chất nghiệp vụ, công việc mà bắt buộc phải thấy trước hậu quả sẽ xảy ra.
Thế nào là giám định tâm thần, giám định tư pháp?
Giám định pháp y tâm thần hay gọi tắt là giám định tâm thần; là công tác được phối hợp thực hiện giữa các ngành y tế, công an, viện kiểm sát và tòa án; để nghiên cứu mối liên hệ giữa các trạng thái rối loạn tâm thần với các vấn đề về dân sự và hình sự.
Mục đích của việc giám định tâm thần
Giám định tâm thần là việc giám định nhằm mục đích:
- Xác định đối tượng có các rối loạn tâm thần hoặc mắc bệnh tâm thần không; với mức độ như thế nào; đối tượng có thực sự bị bệnh hay cố ý biểu hiện bệnh. Trên cơ sở đó; xác định trách nhiệm của đối tượng giám định với hành vi phạm pháp đã gây ra.
- Bảo vệ quyền lợi của người bị tâm thần; xác định trách nhiệm của xã hội đối với thiệt thòi dân sự.
- Xác định hành vi dân sự và khả năng chịu trách nhiệm của các đối tượng có liên quan trong vụ kiện dân sự; nghi vấn có rối loạn tâm thần.
Các hình thức giám định tâm thần
Việc giám định tâm thần bao gồm các hình thức sau:
- Giám định nội trú: giám định tại cơ sở thực hiện giám định tâm lý. Hình thức này được áp dụng với những trường hợp phức tạp; và khó chẩn đoán và xác định năng lực hành vi của đối tượng giám định.
- Giám định tại phòng khám: áp dụng với những trường hợp đơn giản; không gặp khó khăn khi chẩn đoán, xác định năng lực và trách nhiệm hành vi của đối tượng giám định.
- Giám định tại chỗ: áp dụng với những trường hợp đối tượng giám định đang bị giam giữ; không thể đưa ra ngoài vì khó khăn và không an toàn để quản lý.
- Giám định trên hồ sơ (giám định vắng mặt): chỉ được áp dụng khi đối tượng giám định bị mất tích; hoặc chết hoặc những trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
- Giám định bổ sung: áp dụng trong trường hợp nội dung kết luận giám định chưa rõ ràng, đầy đủ; hoặc có phát sinh vấn đề mới liên quan đến vụ án, vụ việc đã được kết luận giám định trước đó; hoặc theo trưng cầu, yêu cầu giám định bổ sung.
- Giám định lại: được thực hiện khi kết luận giám định lần đầu không chính xác.
- Giám định lại lần thứ hai: nếu có sự khác nhau giữa kết luận lần đầu; và kết luận giám định lại đối với cùng một nội dung giám định và do người trưng cầu giám định quyết định thì sẽ thực hiện giám định lại lần 2.
Biện pháp tư pháp được áp dụng với người bị tâm thần
Theo quy định tại Điều 49 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017); bắt buộc chữa bệnh là biện pháp tư pháp được áp dụng với người bị tâm thần.
Biện pháp áp dụng chữa bệnh được áp dụng với người phạm tội trong 02 trường hợp: trước khi kết án mà mắc bệnh tới mức mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình; hoặc người đang chấp hành hình phạt tù mà bị bệnh tới mức mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.
Thời gian bắt buộc áp dụng biện pháp chữa bệnh được trừ vào thời gian chấp hành hình phạt tù.
Có thể bạn quan tâm:
- Tiêu chuẩn bổ nhiệm giám định viên pháp y và giám định viên pháp y tâm thần
- Hạn chế quyền cha mẹ đối với con chưa thành niên
- Quan hệ tình dục với người bị tâm thần có phạm tội không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là quan điểm của Luật sư X về vụ việc “Giám định tâm thần đối với tội phạm giết người nhằm mục đích gì?“. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Người bị tâm thần tại thời điểm gây ra hành vi phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự.
Người bị tâm thần tại thời điểm đã bị kết án sẽ được áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh.
Vì tình tiết tâm thần thường khó xác định là thật hay giả. Vậy nên, chỉ cần một người diễn đủ giỏi; hoàn toàn có thể lấy được giấy giám định tâm thần và trốn tránh trách nhiệm hình sự.