Giám đốc thẩm là gì? Tái thẩm là gì?

bởi
Giám đốc thẩm là gì?

Với nhiều người thì bản án phúc thẩm đã là quyết định cuối cùng và không thể nào thay đổi trong bất cứ trường hợp nào đi chăng nữa. Tuy nhiên pháp luật Việt Nam có quy định rằng bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật vẫn có thể bị sửa, thay đổi nếu có đầy đủ các yêu cầu theo luật định. Giám đốc thẩm là gì? Tái thẩm là gì?

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật tố tụng hình sự 2015

Nội dung tư vấn

1. Giám đốc thẩm là gì ?

Đây là một thủ tục đặc biệt được quy định tại Chương XXV Bộ luật tố tụng hình sự 2015. Cụ thể theo điều 370 thì:

Điều 370. Tính chất của Giám đốc thẩm

Giám đốc thẩm là xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án.

Cũng như tái thẩm thì giám đốc thẩm chỉ được thực hiện khi bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật. Ngoài ra việc nó được xem là một thủ tục đặc biệt là nằm ở chỗ căn cứ tiến hành thủ tục này được thực hiện do kháng nghị của người có thẩm quyền (điều này sẽ nói rõ hơn ở phần sau), chứ ko phải do kháng cáo.

Tuy nhiên điểm khác nhau giữa tái thẩm và giám đốc thẩm đó là theo quy định của bộ luật tố tụng hình sự thì trường hợp tái thẩm được thực hiện khi “phát hiện có tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định mà Tòa án không biết được khi ra bản án, quyết định đó”. Còn giám đốc thẩm được áp dụng khi “phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án”. Đó có thể là ép cung, nhục hình..v.v.

Đơn cử nhất là vụ án của tử tù Hàn Đức Long. 

Vụ án xảy ra vào tối 26/6/2005, thi thể một bé gái ở xã Phúc Sơn được tìm thấy. Sau bốn tháng không tìm ra thủ phạm, Cơ quan điều tra Công an tỉnh Bắc Giang quyết định tạm đình chỉ vụ án.

Cơ quan điều tra sau đó nhận được đơn của cụ Ngô Thị Khuyến và con dâu tố cáo người cùng thôn là Hàn Đức Long đã hiếp dâm hai mẹ con. Từ đó, cơ quan điều tra đã bắt tạm giam ông Hàn Đức Long. Ông Long cũng thú nhận mình là thủ phạm hiếp và giết cháu bé trên. Trải qua hai phiên tòa sơ thẩm, hai phiên tòa phúc thẩm, Hàn Đức Long bị kết án tử hình. Tại các phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm ông Long kêu oan, không nhận tội và khai bị ép cung, bức cung, dùng nhục hình. Sau nhiều lần xét xử thì Hội đồng Thẩm phán TAND xử Giám đốc thẩm đã quyết định hủy 2 bản án sơ thẩm, phúc thẩm để điều tra lại từ đầu. Xét thấy không đủ căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với ông Long, ngày 20/12, VKSND tỉnh Bắc Giang đã đình chỉ vụ án, yêu cầu khôi phục các quyền, lợi ích cho người đàn ông 4 lần bị tuyên án tử hình.

2. Các vấn đề có liên quan đến thủ tục giám đốc thẩm.

Căn cứ để kháng nghị giám đốc thẩm Điều 371. Căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm

Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm khi có một trong các căn cứ:

1. Kết luận trong bản án, quyết định của Tòa án không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án;

2. Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong điều tra, truy tố, xét xử dẫn đến sai lầm nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án;

3. Có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật.

Chủ thể có quyền kháng nghị Điều 373. Những người có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm

1. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp cao; bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án khác khi xét thấy cần thiết, trừ quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

2. Chánh án Tòa án quân sự trung ương, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án quân sự cấp quân khu, Tòa án quân sự khu vực.

3. Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ.

Thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm Điều 379. Thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm

1. Việc kháng nghị theo hướng không có lợi cho người bị kết án chỉ được tiến hành trong thời hạn 01 năm kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật.

2. Việc kháng nghị theo hướng có lợi cho người bị kết án có thể được tiến hành bất cứ lúc nào, cả trong trường hợp người bị kết án đã chết mà cần minh oan cho họ.

3. Việc kháng nghị về dân sự trong vụ án hình sự đối với đương sự được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

4. Nếu không có căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm thì người có quyền kháng nghị phải trả lời bằng văn bản cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đã kiến nghị biết rõ lý do của việc không kháng nghị.

 

Cũng như tái thẩm thì giám đốc thẩm cũng được quy định trong tố tụng dân sự và tố tụng hành chính. Bởi lẽ việc giải quyết không chính xác của các cơ quan có thẩm quyền không chỉ diễn ra trong lĩnh vực hình sự mà còn ở những quan hệ dân sự và hành chính. Xuất phát từ nhiều yếu tố mà đến nay thủ tục giám đốc thẩm và tái thẩm vẫn còn được giữ lại. Trong đó yếu tố quan trọng nhất là giúp hạn chế đi những thiệt hại về quyền và lợi ích của các bên.

Hy vọng bài viết hữu ích đối với bạn!

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về luật sư tranh tụng tại Việt Nam.
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay.
Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm