Giáo viên xăm mình pháp luật quy định như thế nào?

bởi ThuHa
Giáo viên xăm mình pháp luật quy định như thế nào?

Sáng ngày 5/9, cư dân mạng không khỏi nghẹn ngào chia sẻ những khoảnh khắc đáng nhớ về ngày khai giảng online đặc biệt trong tình hình dịch bệnh vẫn còn nhiều phức tạp. Trong số đó, xuất hiện một hình ảnh về cô giáo đọc lễ văn khai giảng trước sân trường không bóng người. Một điểm nổi bật và gây tranh cãi hơn cả chính là hình xăm phía sau cổ của cô Phó Hiệu trưởng. Hình ảnh sau khi được chia sẻ đã nhanh chóng thu hút sự chú ý của dư luận. Theo đó, hai luồng ý kiến trái chiều được đưa ra. Vậy liệu việc giáo viên xăm mình được pháp luật quy định như thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của Luật Sư X nhé!

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Vấn đề xăm mình được nhìn nhận như thế nào?

Xăm mình – không phải một trào lưu mới. Trên thế giới xăm mình là môn nghệ thuật lâu đời xuất phát từ các bộ tộc xa xưa của nhiều nước. Còn ở Việt Nam, xăm mình là cổ tục tồn tại lâu nhất và phát triển mạnh vào thời nhà Trần. Hiện nay, ở Việt Nam nghệ thuật xăm mình đang ngày càng phát triển. Không chỉ dành cho những người có phong cách nghệ sĩ, cá tính, dân anh chị mà nó còn tiếp cận được đến tất cả mọi người từ già đến trẻ, nam hay nữ. Miễn là có sự yêu thích tự do và sáng tạo.

Xăm mình cũng giống như vẽ hình nhưng không phải vẽ trên giấy mà là vẽ trên da thịt người. Giờ đây không khó để bắt gặp các bạn trẻ với hình xăm đủ hình thù, màu sắc trên cơ thể. Người có 1, 2 hình, người từ đầu đến chân xăm kín cũng có. Nếu trước kia chủ yếu là đàn ông xăm với những hình như bọ cạp, rồng phượng… Giờ đây phụ nữ cũng đến xăm mình khá nhiều với hoạt tiết nhẹ nhàng hơn như ngôi sao, cánh bướm, cánh hoa… Theo thời gian, xăm mình đang dần gạt bỏ được những định kiến xấu. Được nhìn nhận như một loại hình nghệ thuật.

Có thể bạn quan tâm:

Pháp luật không có quy định cấm giáo viên xăm mình

Viên chức được bổ nhiệm vào một chức danh nghề nghiệp, chức vụ quản lý và phải có đầy đủ năng lực, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ trong các đơn vị sự nghiệp công lập. Theo đó, giáo viên là viên chức được bổ nhiệm trong lĩnh vực giáo dục. Tại điều 19 Luật Viên chức 2010. Quy định về những việc viên chức không được làm. Cụ thể:

  • Trốn tránh trách nhiệm, thoái thác công việc; hoặc nhiệm vụ được giao; gây bè phái, mất đoàn kết; tự ý bỏ việc; tham gia đình công.
  • Sử dụng tài sản của cơ quan, tổ chức, đơn vị và của nhân dân trái với quy định của pháp luật.
  • Phân biệt đối xử dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo dưới mọi hình thức.
  • Lợi dụng hoạt động nghề nghiệp để tuyên truyền chống lại chủ trương đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; hoặc gây phương hại đối với thuần phong, mỹ tục, đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân và xã hội.
  • Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác. Trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp.
  • Những việc khác viên chức không được làm theo quy định của Luật phòng, chống tham nhũng; Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Cũng theo đó, công dân có quyền được làm những gì mà pháp luật không cấm. Tại quy định trên thì hiện nay không có quy định nào cấm giáo viên xăm mình.

Có thể bạn quan tâm:

Giáo viên xăm mình nên hay không?

Có thể thấy, pháp luật không cấm giáo viên xăm mình. Tuy nhiên cũng cần lưu ý, việc giáo viên xăm hình có thể gây phản cảm đối với học sinh cho nên một số trường học có thể cấm việc này. Bởi lẽ, giáo viên là những người truyền đạt, mang yếu tố định hướng tương lai. Ít nhiều cũng tác động tới suy nghĩ của học sinh. Nhất là ở độ tuổi các em học sinh còn quá tò mò với nhiều thứ, học đòi để “thử”, tâm sinh lý phát triển chưa rõ ràng. Nhiều em còn có nhận thức xăm mình thì mình sẽ là “dân anh chị”, “dân xã hội” như trong những bộ phim mà các em đã xem. Vì vậy các em chỉ nên lựa chọn xăm mình với những hình xăm phù hợp khi các em đã đủ 18 tuổi.

Quay trở về quan điểm giáo viên có nên xăm mình hay không? Có ý kiến cho rằng “xăm hình không hề xấu, hình xăm xấu mới xấu”. Hay những ý kiến mang ý nghĩ tiêu cực hơn như “làm nghề giáo dục mà xăm mình”. Việc thầy cô giáo thể hiện cá tính là quyền cá nhân. Nhưng hình xăm ở những nơi “lộ thiên” sẽ rất dễ khiến các trò học học theo khi suy nghĩ chưa chín chắn. Vì thế giáo viên hãy nên lựa chọn những sở thích phù hợp, những hình xăm kín đáo. Để tránh ảnh hưởng đến công việc nói chung và thế hệ học sinh nói riêng. Sẽ thật khó xử nếu bọn trẻ đặt câu hỏi: “Sao cấm em, trong khi cô xăm hình?”

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là nội dung tư vấn về Giáo viên xăm mình pháp luật quy định như thế nào? 

Quý khách vui lòng liên lạc theo số máy: 0833 102 102 để được tư vấn, hỗ trợ dịch vụ.

Câu hỏi thường gặp

Ngành nghề nào cấm xăm mình?

Công an, quân đội là những nghề cấm nhân viên xăm mình. Ngay từ khâu thi tuyển tại các trường công an, sỹ quan chuyên nghiệp thì vấn đề này đã được thắt chặt. Những thí sinh sở hữu trên mình một hình xăm dù bé hay lớn sẽ đều bị đánh trượt.

Học sinh có được xăm mình hay không?

Hiện nay trong các văn bản của Bộ giáo dục. Không quy định về việc cấm hoặc cho phép học sinh được xăm hình. Tuy nhiên, việc quy định những hành vi không được làm đối với học sinh sẽ được các trường học quy định và ban hành trong bộ quy tắc ứng xử riêng. Trường hợp nếu cấm mà còn vi phạm sẽ có những chế tài theo từng nhóm hành vi đã được quy định và phổ biến.

Xăm mình có được tham gia hiến máu tình nguyện không?

Thông tư số 26/2013 của Bộ Y tế. Quy định trì hoãn nhận máu của những người xăm trổ, bấm lỗ tai trong vòng sáu tháng. Nguyên nhân là vì những người xăm trổ có nguy cơ lây nhiễm các bệnh qua đường máu hơn người bình thường do các điểm thực hiện xăm hình không đảm bảo vô trùng tuyệt đối.

3/5 - (2 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm