Những thay đổi từ thông tư 20/3/2021, giáo viên ảnh hưởng gì?

bởi ThuHa
Những thay đổi từ thông tư 20-3-2021, giáo viên ảnh hưởng gì
Những thay đổi từ thông tư 20/3/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo sắp tới sẽ có hiệu lực, tác động mạnh đến nhiều đối tượng giáo viên. Tuy nhiên, với từng hạng giáo viên thì có những ảnh hưởng khác nhau. Đối với các quy định tại thông tư này, giáo viên nào được lợi nhiều nhất, thiệt nhất? Từ những quy định này, giáo viên cần thích ứng như thế nào để được hưởng mọi quyền lợi cũng như thực hiện nghĩa vụ của mình?

Những thay đổi từ thông tư 20/3/2021, giáo viên ảnh hưởng gì? Bài viết dưới đây, Luật Sư X xin được làm rõ những thắc mắc trên.

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Lương của nhiều giáo viên được tăng mạnh từ những thay đổi từ thông tư 20/3/2021 20-3-2021

Đây cũng là một trong những nội dung đáng chú ý được đề cập tại Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT; Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT và Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT.

Từ 20.3.2021 – ngày các Thông tư trên có hiệu lực. Cách xếp lương cho giáo viên các cấp theo chức danh nghề nghiệp mới tương ứng như sau:

  • Giáo viên mầm non áp dụng hệ số lương từ 2,1 – 6,38. Hiện nay đang áp dụng hệ số lương dao động từ 1,86 – 4,98.
  • Giáo viên tiểu học áp dụng hệ số lương dao động từ 2,34 – 6,78. Hiện nay hệ số lương của đối tượng này đang dao động từ 1,86 – 4,98.
  • Giáo viên THCS áp dụng hệ số lương dao động từ 2,34 – 6,78. Hiện nay đang hưởng lương theo hệ số lương từ 2,1 – 6,38.

Chính thức bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học cho giáo viên từ những thay đổi từ thông tư 20/3/2021

Theo đó, quy định tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng đối với giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông trong cơ sở giáo dục công lập; đã không còn quy định tiêu chuẩn về trình độ ngoại ngữ và tin học.

Theo các Thông tư này. Trong tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ đối với giáo viên chỉ yêu cầu:

Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện các nhiệm vụ của giáo viên; và có khả năng sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số trong một số nhiệm vụ cụ thể được giao.

Trước đây, theo các quy định cũ, yêu cầu với giáo viên như sau:

  • Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản.
  • Có trình độ ngoại ngữ bậc 1 hoặc bậc 2, 3 (tùy hạng giáo viên, cấp dạy); hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc đối với những vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc.

Như vậy, từ ngày 04 Thông tư này có hiệu lực. Người thi tuyển viên chức để được bổ nhiệm vào các hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên; hoặc nâng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên sẽ không bắt buộc có chứng chỉ ngoại ngữ, tin học.

Lưu ý: các Thông tư này áp dụng với giáo viên tại các trường công lập.

Giáo viên mầm non, tiểu học không còn hạng IV từ những thay đổi từ thông tư 20/3/2021

Một trong những điểm mới đáng chú ý khác của 04 Thông tư này là thay đổi cách xếp hạng giáo viên mầm non và tiểu học.

Theo đó, giáo viên mầm non, tiểu học từ ngày 20/3/2021 sẽ không còn hạng IV. Đồng thời bổ sung thêm hạng I với các yêu cầu cao hơn về trình độ, chuyên môn… cho hai đối tượng này. Cụ thể:

Yêu cầu đối với giáo viên tiểu học hạng I

  • Bằng thạc sĩ trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên đối với giáo viên tiểu học hoặc bằng thạc sĩ trở lên chuyên ngành phù hợp với môn học giảng dạy hoặc bằng thạc sĩ quản lý giáo dục trở lên;
  • Chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng I.

Đồng thời, giáo viên tiểu học hạng IV đạt chuẩn thì được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng III.

Nếu chưa đạt chuẩn thì giáo viên hạng IV vẫn được xếp lương theo viên chức loại B có hệ số lương từ 1,86 – 4,06 cho đến khi đạt chuẩn sẽ bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng III hoặc cho đến khi nghỉ hưu nếu không thuộc đối tượng nâng chuẩn trình độ.

Yêu cầu đối với giáo viên mầm non hạng I

  • Bằng cử nhân giáo dục mầm non trở lên; hoặc bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm giáo dục mầm non và có bằng cử nhân quản lý giáo dục trở lên;
  • Chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng I.

Đồng thời, giáo viên mầm non hạng IV nếu đạt chuẩn thì bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng III; nếu không đạt chuẩn thì áp dụng hệ số lương của viên chức loại B từ 1,86 – 4,06 cho đến khi đạt trình độ chuẩn sẽ bổ nhiệm vào hạng III hoặc cho đến khi nghỉ hưu nếu không thuộc đối tượng nâng chuẩn trình độ.

Có thể thấy, việc quy định mới về các hạng chức danh nghề nghiệp này đã tạo nên sự phù hợp với yêu cầu về trình độ đào tạo, mức độ phức tạp của công việc cũng như thống nhất giữa tất cả các đối tượng giáo viên các cấp.

Trên đây là 03 thay đổi lớn từ 20/3/2021 ảnh hưởng đến mọi giáo viên từ cấp THPT, THCS, tiểu học đến mầm non trong đó có nội dung về việc bỏ chứng chỉ ngoại ngữ tin học cho giáo viên.

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là quy định giải đáp về Những thay đổi từ thông tư 20/3/2021, giáo viên ảnh hưởng gì? Luật Sư X mong muốn được đồng hành quý khách trong mọi khó khăn pháp lý về mặt hồ sơ, thủ tục và các vấn đề pháp lý có liên quan.

Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833102102.

Câu hỏi thường gặp

Đối tượng áp dụng của Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT?

Thông tư này áp dụng đối với viên chức giảng dạy chương trình giáo dục mầm non. Bao gồm: giáo viên, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng; trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

Đối tượng áp dụng của Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT?

Thông tư này áp dụng đối với viên chức giảng dạy chương trình giáo dục tiểu học. Bao gồm: giáo viên, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trong các trường tiểu học; trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp tiểu học; trường chuyên biệt công lập. Và các cơ sở giáo dục khác giảng dạy chương trình giáo dục tiểu học; các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

Đối tượng áp dụng của Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT?

Thông tư này áp dụng đối với viên chức giảng dạy chương trình giáo dục trung học cơ sở. Bao gồm: giáo viên, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, giám đốc, phó giám đốc trong các trường trung học cơ sở; trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp trung học cơ sở; trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên; trường chuyên biệt công lập và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

Đối tượng áp dụng của Thông tư 04/2021/TT-BGDĐT?

Thông tư này áp dụng đối với viên chức giảng dạy chương trình giáo dục trung học phổ thông, bao gồm: giáo viên, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, giám đốc, phó giám đốc trong các trường trung học phổ thông; trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp trung học phổ thông; trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên; trường chuyên biệt công lập và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm