Giật chồng hay cướp chồng người khác có là hành vi vi phạm pháp luật hay không? Chung sống, thậm chí kết hôn với đối phương sẽ bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ pháp lý:
Nội dung tư vấn:
1. Chế độ hôn nhân luôn được nhà nước bảo vệ
Chế độ hôn nhân một vợ một chồng luôn được nhà nước bảo vệ. Vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng là hành vi bị nghiêm cấm theo quy định tại Điều 5 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014:
Điều 5. Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình
1. Quan hệ hôn nhân và gia đình được xác lập, thực hiện theo quy định của Luật này được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.
2. Cấm các hành vi sau đây:
a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
Đã là hành vi bị nghiêm cấm, sẽ có chế tài xử phạt nếu vi phạm. Nhẹ thì xử phạt hành chính mà nặng sẽ bị xử lý hình sự.
2. Xử phạt
Phải xác định rõ ràng rằng, người vi phạm đã có gia đình và có đăng ký kết hôn. Việc đăng ký kết hôn thể hiện sự hợp pháp của mối quan hệ, nếu không đăng ký kết hôn thì về mặt pháp lý chưa là vợ chồng kể cả có con chung hay không.
Nếu phát hiện bị giật chồng hoặc chồng có hành vi sống chung, kết hôn với người khác thì tùy vào mức độ có thể bị xử phạt tiền theo quy định tại Điều 48 Nghị định 110/2013/NĐ-CP
Điều 48. Hành vi vi phạm quy định về kết hôn, ly hôn và vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;
b) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;
c) Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;
d) Kết hôn giữa những người có họ trong phạm vi ba đời;
đ) Kết hôn giữa cha mẹ nuôi với con nuôi;
e) Kết hôn giữa người đã từng là cha mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.
Ngoài ra, trong nhiều trường hợp, có thể khởi tố hình sự nếu vi phạm nghiêm trọng thuộc một trong những trường hợp quy định tài điều 182 BLHS 2015:
Điều 182. Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng
1. Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
a) Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn;
b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát;
b) Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó.
Quý khách có thể tham khảo dịch vụ liên quan của LSX:
Khuyến nghị
- LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ ly hôn tại Việt Nam
- Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay qua hotline: 0833.102.102
VIDEO THAM KHẢO