Bằng lái xe là giấy tờ quan trọng để chúng ta tham gia giao thông mà không bị xử phạt. Tuy nhiên, vì những lý do nào đó mà chúng ta đánh mất bằng lái xe và phải xin cấp lại đồng thời chúng ta được đưa cho giấy hẹn cấp lại bằng lái xe. Vậy trong thời gian đợi cấp lại, giấy hẹn cấp lại bằng lái xe có được lưu hành không? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!
Căn cứ pháp lý
Giấy tờ cần mang theo khi tham gia giao thông
Pháp luật quy định người lái xe tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khỏe và có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
Theo quy định tại điều 58 Luật giao thông đường bộ 2008, người điều khiển phương tiện giao thông cần mang theo các loại giấy tờ sau:
– Đăng ký xe;
– Giấy phép lái xe;
– Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với một số loại xe;
– Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của xe cơ giới.
Từ quy định trên, bạn đọc có thể giải đáp được thắc mắc có giấy hẹn lấy bằng lái xe có được tham gia giao thông không. Ta thấy, khi tham gia giao thông pháp luật yêu cầu người điều khiển phương tiện giao thông cần chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ nêu trên bản chính.
Trong đó, giấy phép lái xe ( hay còn gọi là bằng lái xe) là chứng chỉ cấp cho người lái xe được phép điều khiển một hoặc một số loại xe cơ giới theo quy định. Còn giấy hẹn cấp bằng lái xe chỉ là một loại giấy tờ hành chính nhằm xã nhận bằng lái xe đang được cấp, cấp lại, cấp đổi,…Mặt khác, không có quy định nào cho phép sử dụng giấy hẹn lấy bằng lái xe thay thế giấy phép lái xe. Vì vậy, nội dung giấy hẹn lấy bằng lái xe thường ghi rõ “ Giấy này không có giá trị thay thế giấy phép lái xe”.
Như vậy, ta có thể đưa ra kết luận: Không được sử dụng giấy hẹn lấy bằng lái xe để tham gia giao thông.
Hình thức xử phạt đối với hành vi không có giấy phép lái xe
Trường hợp sử dụng giấy hẹn lấy bằng lái xe có thể bị coi là không có giấy phép lái xe và bị xử phạt hành chính theo quy định tại điểm a khoản 5, điểm b khoản 7, điểm b khoản 8 điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.
Theo đó, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông không có giấy phép bị áp dụng hình thức phạt tiền tùy thuộc vào loại phương tiện giao thông, cụ thể như sau:
+ Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với người điều khiển mô tô hai bánh có dung tích xi lanh dưới 175m3 và các loại xe tương tự xe mô tô không có giấy phép lái xe.
+ Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175m3 trở lên, xe mô tô ba bánh không có giấy phép lái xe.
+ Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô hoặc các loại xe tương tự xe ô tô không có giấy phép lái xe.
Có thể thấy, chế tài xử phạt đối với hành vi không có giấy phép lái xe tương đối nặng, hợp lý và có tính răn đe đối với người tham gia giao thông.
Phạt nặng người không có bằng lái tham gia giao thông
Điều khiển xe cơ giới không có Giấy phép lái xe (bằng lái xe) theo quy định là một trong những hành vi bị nghiêm cấm theo Luật Giao thông đường bộ 2008.
Khoản 2 Điều 58 Luật này tiếp tục khẳng định người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo Giấy phép lái xe, đăng ký xe…
Từ năm 2020, khi Nghị định 100 của Chính phủ có hiệu lực thì mức phạt với lỗi không có và không mang bằng lái xe tăng nhẹ so với trước đây.
Cụ thể, người lái ô tô không có bằng lái xe bị phạt tiền từ 04 – 06 triệu đồng. Nếu không mang theo bằng lái bị phạt tiền từ 200.000 – 400.000 đồng (không thay đổi so với trước đây).
Còn đối với xe máy không có bằng lái xe bị phạt tiền từ 800.000 đồng – 1,2 triệu đồng (không thay đổi so với trước đây). Nếu không mang theo bị phạt tiền từ 100.000 – 200.000 đồng (trước đây bị phạt từ 80.000 – 120.000 đồng).
Giấy hẹn cấp lại bằng lái xe có được lưu hành không?
Căn cứ quy định tại Luật Giao thông đường bộ 2008 thì người lái xe tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khoẻ theo quy định và có giấy phép lái xe (GPLX) phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp. Người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau:
– Đăng ký xe.
– GPLX phù hợp với loại xe được phép điều khiển (theo Điều 59 Luật Giao thông đường bộ 2008).
– Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới theo quy định.
– Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
Như vậy, người điều khiển xe phải có và mang theo GPLX khi khi tham gia giao thông. Nếu không có hoặc không xuất trình được được khi bị kiểm tra, kiểm soát, người điều khiển sẽ bị xử phạt theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP, cụ thể như sau:
*Đối với phương tiện là xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô:
– Người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không có GPLX bị phạ tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng.
– Người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không mang theo GPLX (trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 8 Điều 21 Nghị định 100) thì bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng.
*Đối với phương tiện là xe mô tô và các loại xe tương tự xe mô tô
– Người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự xe mô tô mà không có GPLX bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng.
– Người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên, xe mô tô ba bánh mà không có GPLX bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng.
– Người điều khiển xe mô tô và các loại xe tương tự xe mô tô không mang theo GPLX (trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 5, điểm c khoản 7 Điều 21 Nghị định 100) thì bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.
Mặt khác, hiện nay pháp luật không có quy định về việc giấy hẹn cấp, cấp lại GPLX có thể thay thế cho GPLX trong thời gian đang đợi cấp mới GPLX hoặc khi bị mất mà người lái xe đang thực hiện thủ tục cấp lại. Mà ở đây, giấy hẹn cấp, cấp lại GPLX đơn thuần là xác nhận thời gian cá nhân có thể nhận được GPLX, không có giá trị thay thế GPLX.
Do đó, nếu vi phạm thì người điều khiển xe vẫn sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định pháp luật kể trên. Cụ thể, đối với trường hợp đang đợi cấp mới GPLX, người lái xe sẽ bị xử lý như trường hợp không có GPLX; còn đối với trường hợp đang đợi cấp lại GPLX do bị mất, người lái xe sẽ bị xử lý như trường hợp không mang theo GPLX khi lái xe.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Mua bằng lái xe có bị phạt không?
- Bị cận có thi bằng lái xe máy được không?
- Giấy hẹn lấy bằng lái xe A1 có được lưu hành?
- Sử dụng bằng lái xe giả bị phạt như thế nào?
- Bỏ bằng lái xe để trốn nộp phạt
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về; “Giấy hẹn cấp lại bằng lái xe có được lưu hành không?” Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; đơn xin xác nhận tình trạng hôn nhân, tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty ở việt nam; tra mã số thuế cá nhân, tra cứu quy hoạch xây dựng, hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội; LSX là đơn vị dịch vụ luật uy tin, tư vấn các vấn đề về luật trong và ngoài nước thông qua web luatsux, lsx, web nước ngoài Lsxlawfirm. Mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Sau 2 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, phải dự sát hạch lại các nội dung:
– Quá hạn sử dụng từ 3 tháng đến dưới 1 năm, phải dự sát hạch lại lý thuyết.
– Quá hạn sử dụng từ 1 năm trở lên, phải sát hạch lại cả lý thuyết và thực hành.
Người lái xe chuẩn bị 1 bộ hồ sơ dự sát hạch lại, bao gồm:
– Bản sao CMND hoặc Thẻ căn cước công dân hoặc Hộ chiếu còn thời hạn.
– Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp.
– Đơn đề nghị đổi (cấp lại) Giấy phép lái xe theo mẫu quy định có ghi ngày tiếp nhận hồ sơ của cơ quan tiếp nhận.
– Bản chính hồ sơ gốc của Giấy phép lái xe bị mất (nếu có).
Người có thẩm quyền có thể áp dụng biện pháp tạm giữ xe đối với trường hợp không có giấy tờ xe, hay nói cụ thể hơn là hành vi sử dụng giấy hẹn lấy bằng lái xe để tham gia giao thông trước khi ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Tại khoản 2 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Khi bị tạm giữ giấy tờ theo quy định tại khoản 6 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính, nếu quá thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm ghi trong biên bản vi phạm hành chính, người vi phạm chưa đến trụ sở của người có thẩm quyền xử phạt để giải quyết vụ việc vi phạm mà vẫn tiếp tục điều khiển phương tiện hoặc đưa phương tiện ra tham gia giao thông, sẽ bị áp dụng xử phạt như hành vi không có giấy tờ.
Theo quy định này, có thể hiểu trong thời gian bị tạm giữ bằng lái xe mà chưa đến thời hạn hẹn giải quyết vụ việc vi phạm hành chính thì người lái xe vẫn được tham gia giao thông. Biên bản ghi nhận việc Cảnh sát giao thông đang tạm giữ bằng lái xe vẫn được chấp nhận.