Giết người do bị kích động mạnh có đi tù không năm 2022?

bởi Minh Trang
Giết người do bị kích động mạnh có đi tù không?

Trích từ điển pháp luật hình sự đã chỉ ra rằng, một người khi rơi vào trạng thái tinh thần bị kích động mạnh là tình trạng ý thức của người đó tức thời bị hạn chế ở mức độ cao do không chế ngự được tình cảm dẫn đến sự hạn chế đáng kể khả năng kiểm soát và xử lý hành vi tại thời điểm đó. Vậy khi một người thực hiện hành vi phạm tội trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, thì họ có phải chịu trách nhiệm hình sự do hành vi mình đã gây ra hay không? Trường hợp giết người do bị kích động mạnh có đi tù không? Xin được giải đáp.

Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về quy định “Giết người do bị kích động mạnh có đi tù không?” LSX mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.

Căn cứ pháp lý

Hành vi trái pháp luật là gì?

  • Hành vi trái pháp luật là việc thực hiện không đúng theo quy định của pháp luật, được thể hiện dưới một trong ba dạng hành vi sau:

– Thực hiện hành vi mà pháp luật cấm;

– Không thực hiện hành vi mà pháp luật bắt buộc phải thực hiện;

– Thực hiện hành vi vượt quá phạm vi pháp luật cho phép thực hiện.

  • Như vậy có thể thấy đặc trưng để xác định một hành vi có được coi là hành vi trái pháp luật hay không chính là “trái pháp luật”. Trái ở đây là sai trái, theo từ điển tiếng Việt thì sai trái được hiểu là hành vi đi ngược lại với lẽ phải, làm những điều không đúng đắn, không đúng với đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục của Việt Nam.

Lỗi trong xác định trách nhiệm hình sự

  • Lỗi cố ý trực tiếp: 

– Lỗi cố ý trực tiếp là lỗi của một người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, nhận thức rõ hành vi của mình là có tính nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra.Ví dụ: A thấy B đi uống rượu rồi nảy sinh mâu thuẫn với C, A về nhà lấy dao ra quán tìm C và chém liên tiếp vào C dẫn đến C chết. Như vậy A nhận thấy rõ hành vi nguy hiểm và thấy trước hậu quả của mình.

  • Lỗi cố ý gián tiếp: 

– Lỗi cố ý gián tiếp là lỗi của một người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, nhận thức rõ tính nguy hiểm co xã hội của hành vi của mình, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra. Ví dụ: Ao cá nhà A hay bị trộm, A giăng bẫy điện để chống trộm. Chị B đi ra qua đó nhưng không biết nên vào ao nhà A để rửa chân tay và bị điện giật chết. Tuy A đã thấy trước hậu quả xảy ra, không mong muốn hậu quả nhưng vẫn có ý thức để mặc.

  • Lỗi vô ý vì quá tự tin: 

– Lỗi vô ý vì quá tự tin là lỗi trong trường hợp người phạm tội tuy thấy hành vi của mình có thể gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được nên vẫn thực hiện và đã gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội.Ví dụ: A vì quá tự tin với khả năng lái xe của mình nên khi thấy một người đang qua đường và một chiếc ô tô đi đằng trước khoảng cách rất hẹp không đủ cho xe máy đi qua. Nhưng vì tự tin nên A vẫn cố vượt lên trước dẫn tới hậu quả do lệch tay lái nên A đã đâm vào người qua đường. A thấy trước hậu quả có thể xảy ra nhưng tin rằng không xảy ra.

  • Lỗi vô ý do cẩu thả: 

– Người thực hiện hành vi phạm tội không thấy trước hậu quả nguy hiểm, hoặc phải thấy trước hậu quả nguy hiểm, có thể thấy trước hậu quả.

Tội giết người trong Bộ luật Hình sự

  • Căn cứ theo điều 123 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định:

“Điều 123. Tội giết người

1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Giết 02 người trở lên;

b) Giết người dưới 16 tuổi;

c) Giết phụ nữ mà biết là có thai;

d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;

đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;

h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;

i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ;

k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;

l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;

m) Thuê giết người hoặc giết người thuê;

n) Có tính chất côn đồ;

o) Có tổ chức;

p) Tái phạm nguy hiểm;

q) Vì động cơ đê hèn.

2. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.

3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.

Giết người do bị kích động mạnh có đi tù không?
Giết người do bị kích động mạnh có đi tù không?

Giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh có đi tù không

  • Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh được quy định tại Điều 125 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017 với mức hình phạt như sau:

– Khung 1: Người nào giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người đó hoặc đối với người thân thích của người đó, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

– Khung 2: Phạm tội đối với 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.

Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh

  • Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh được quy định tại Điều 135 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017 với mức hình phạt như sau:

– Khung 1:

+ Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người đó hoặc đối với người thân thích của người đó, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

– Khung 2: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên;

+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người.

  • Như vậy, phạm tội trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự, tuy nhiên mức hình phạt sẽ nhẹ hơn khi phạm tội trong trạng thái tinh thần bình thường.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Giết người do bị kích động mạnh có đi tù không?“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến quy định giá đền bù tài sản trên đất; đền bù tài sản trên đất nông nghiệp; bồi thường hỗ trợ khi thu hồi đất nông nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký nghĩa vụ quân sự, tội xâm phạm thi thể mức phạt ra sao của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Giết người có phải bồi thường không?

Theo quy định tại Điều 585 BLDS Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thoả thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Bồi thường thiệt hại về tính mạng bao gồm:
– Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm như:
+ Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
+ Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị;
– Chi phí hợp lý cho việc mai táng;
– Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng; d) Thiệt hại khác do luật quy định.
Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần

Phân biệt hành vi trái pháp luật và vi phạm pháp luật:

– Không phải mọi hành vi trái pháp luật đều là hành vi vi phạm pháp luật. Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi do chủ thể có đủ năng lực hành vi thực hiện làm xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
 – Một hành vi được xác định là vi phạm pháp luật khi đáp ứng đủ các yếu tố sau:
+ Là hành vi trái pháp luật
+ Có yếu tố lỗi;
+ Do chủ thể có đủ năng lực pháp lý thực hiện, có khả năng chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật.
+ Hành vi đó xâm phạm đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
– Như vậy có thể thấy được rằng hành vi trái pháp luật và vi phạm pháp luật là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Hành vi trái pháp luật chỉ là một trong những điều kiện cần để cấu thành hành vi vi phạm pháp luật. Ngoài yếu tố có hành vi trái pháp luật, một hành vi được xác định là vi phạm pháp luật nếu hành vi đó do người có năng lực hành vi dân sự thực hiện, có khả năng chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật. Ví dụ hành vi giết người được xác định là hành vi trái pháp luật vì pháp luật cấm người khác xâm phạm đến sức khỏe, thân thể, tính mạng của người khác.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm