Dịch bệnh Covid bùng phát thay đổi toàn bộ bộ mặt của thế giới. Để các em có thể tiếp cận kiến thức, nhiều trường học đã tổ chức dạy online. Tuy nhiên, việc dạy online vướng phải nhiều khó khăn bởi không phải học sinh tiểu học, trung học cơ sở nào cũng được sử dụng các thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại. Bên cạnh đó, nhiều hộ gia đình khó khăn; không có điều kiện trang bị máy tính cho các em học tập. Đứng trước tình hình đó; Chính phủ đã đưa ra gói ưu đãi cho học sinh vay tiền mua máy tính để phục vụ cho việc học online. Vậy việc ưu đãi này sẽ được quy định như thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau:
Đối tượng hướng tới sử dụng gói ưu đãi cho học sinh vay tiền mua máy tính phục vụ việc học online
Nhận thấy nhiều học sinh gặp khó khăn trong việc tiếp cận các thiết bị công nghệ thông tin để phục vụ việc học online; Nhà nước đã triển khai gói ưu đãi cho học sinh vay tiền mua máy tính phục vụ việc học online với những đối tượng sau:
- Học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo.
- Có hoàn cảnh khó khăn do dịch bệnh Covid – 19.
- Có bố hoặc mẹ mất do dịch bệnh.
- Chưa có máy tính để học trực tuyến.
Những quy định về gói ưu đãi cho học sinh vay tiền mua máy tính phục vụ việc học online
Mức cho vay tối đa
Theo đó, mức cho vay tối đa đối với học sinh; sinh viên khi vay tiền mua máy tính phục vụ việc học online là 7 triệu đồng/học sinh, sinh viên.
Thời hạn cho vay
Cũng theo quy định về việc áp dụng gói ưu đãi cho học sinh vay tiền mua máy tính phục vụ việc học online; việc cho vay sẽ được cho vay với thời hạn dưới 01 năm.
Tuy nhiên, xét tình hình hiện tại; có lẽ thời hạn cho vay nên được kéo dài thêm do đối tượng hướng tới đều là những đối tượng trong hoàn cảnh khó khăn. Và không phải trong vòng 01 năm nữa dịch bệnh chắc chắn có thể kiểm soát được.
Lãi suất
Mức lãi suất được quy định là 0%. Lãi suất nợ quá hạn 6,6%. Bằng mức cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách Xã hội hiện nay.
Cách tính mức lãi suất trên theo quy định của bộ luật dân sự
Quy định về lãi suất
Theo quy định tại khoản 1 Điều 468 Bộ luật Dân sự năm 2015; lãi suất được quy định như sau:
- Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay. Trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính Phủ; Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
- Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi; nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ.
Cách tính lãi quá hạn
Theo đó, trong một khoản vay sẽ có 4 thành phần: gốc; lãi trong hạn; lãi chậm trả; lãi quá hạn. Trong đó, lãi của khoản ưu đãi chỉ xác định với lãi quá hạn là 6,6%. Công thức tính lãi quá hạn như sau:
Lãi quá hạn = Gốc x 150% x 6,6%/12 x số tháng quá hạn
Có thể bạn quan tâm:
- Cách cho vay lãi cao mà không vi phạm pháp luật
- Cho vay lãi 360% một năm bị xử lý như thế nào?
- Cho vay nặng lãi có bị phạt tù theo quy định pháp luật không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là quan điểm của Luật sư X về vấn đề “Gói ưu đãi cho học sinh vay tiền mua máy tính phục vụ việc học online“. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định, đối tượng được hướng tới của gói vay ưu đãi để mua máy tính phục vụ việc học online là học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn; thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo. Vậy nên, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn được hưởng gói vay ưu đãi để mua máy tính phục vụ việc học online.
Hiện tại, các trường đã có chính sách quyên góp ủng hộ; mua máy tính, điện thoại cho học sinh, sinh viên có thể có thiết bị phục vụ việc học online. Bên cạnh đó, nhiều trường đại học cũng đã có những chính sách hỗ trợ sinh viên bị kẹt lại thành phố do dịch bệnh Covid – 19.
Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, tính đến ngày 12/9, cả nước có 1,5 triệu học sinh ở 26 tỉnh, thành đang phải học trực tuyến nhưng chưa có máy tính để học tập.