Trẻ em là mầm non của đất nước, cần nhận được sự quan tâm chăm sóc của gia đình và xã hội. Có rất nhiều văn bản pháp luật với quy định về việc bảo vệ quyền của trẻ em; nhưng hiện nay việc chăm sóc con vẫn là bản năng của cha mẹ; nó không phải là những quyền mà pháp luật quy định; hay mang tính chất ràng buộc về mặt pháp lí. Bởi lẽ đó, trong một số trường hợp cha, mẹ chưa có cái nhìn đúng đắn về việc nuôi dưỡng; chăm sóc, giáo dục con chưa thành niên. Vậy hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên được pháp luật quy định như thế nào?
Để giải đáp vấn đề này, chúng tôi xin đưa ra một số quy định của pháp luật như sau:
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Khái niệm
Hạn chế quyền của cha, mẹ với con chưa thành niên được coi là sự giới hạn của pháp luật nhằm không cho cha, mẹ thực hiện một số quyền đối với con chưa thành niên trong một thời gian nhất định.
Căn cứ hạn chế quyền
Luật Hôn nhân và gia đình và các văn bản pháp luật có liên quan quy định về căn cứ hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên; Cụ thể: Cha, mẹ bị kết án về một trong các tội xâm phạm sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con; Cha, mẹ có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, nuôi dưỡng, giáo dục con; Cha, mẹ phá tán tài sản của con; Cha, mẹ có lối sống đồi trụy hoặc xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.
Đặc điểm của việc hạn chế quyền
- Hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên là một chế tài áp dụng với cha; mẹ được quy định tại Luật HN&GĐ. Trong quyết định hạn chế, cha, mẹ không được thực hiện một số hành vi sau: không được quản lí tài sản riêng của con; Cha, mẹ không được giáo dục, chăm sóc con chưa thành niên; Không được làm người đại diện cho con chưa thành niên. Vấn đề này được Tòa án hạn chế trong một khoảng thời gian nhất định.
- Quy định này là biện pháp để bảo vệ quyền lợi của con chưa thành niên. Trong trường hợp cha, mẹ chăm sóc; nuôi dưỡng và giáo dục không tròn trách nhiệm của mình; mà còn có những hành vi gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con; hoặc không đảm bảo được các quyền lợi của con; thì việc pháp luật và Tòa án có thể ra quyết định hạn chế quyền của cha; mẹ đối với con chưa thành niên là việc làm cần thiết.
- Quy định này của pháp luật không làm thay đổi hay chấm dứt mối quan hệ giữa cha; mẹ đối với con chưa thành niên. Đây chỉ là một biện pháp nhằm ngăn chặn các hành vi gây ảnh hưởng đế quyền lợi của con chưa thành niên.
Về phạm vi
- Tùy từng trường hợp cụ thể; Tòa án có thể ra quyết định hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên. Ví dụ, quết định không cho cha, mẹ trông nom, chăm sóc, giáo dục con; quản lý tài sản riêng của con; hoặc đại diện theo pháp luật cho con trong thời hạn từ 01 năm đến 05 năm.
- Cần xác định khi cha, mẹ vi phạm quyền đối với người con nào thì sẽ hạn chế quyền đối với người con đó.
Về quyền yêu cầu
Những người sau đây có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên:
- Cha, mẹ, người giám hộ
- Người thân thích
- Hội Liên hiệp phụ nữ
- Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình
- Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em
Về hậu quả pháp lý
- Nếu một bên cha hoặc mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên thì người còn lại thực hiện nuôi dưỡng; chăm sóc; giáo dục; đại diện theo pháp luật cho con.
- Người bị hạn chế vẫn có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con những không trực tiếp chăm sóc; giáo dục con.
- Nếu cả cha mẹ đều bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên thì cha mẹ vẫn có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con; nhưng người giám hộ cho con sẽ là người trực tiếp chăm sóc; giáo dục và quản lý tài sản cho con.
Ý nghĩa của việc hạn chế quyền của cha; mẹ đối với con chưa thành niên
- Bảo vệ quyền và lợi ích của con chưa thành niên trong một số trường hợp nhất định;
- Ngăn chặn tình trạng lạm quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên, giúp làm giảm các vụ việc bạo lực đối với con chưa thành niên, đảm bảo các điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của con chưa thành niên.
- Là biện pháp mang tính răn đe, là hồi chuông cảnh tỉnh đến cha, mẹ khác cần quan tâm đến con cái của mình và thực hiện đúng những quyền năng mà pháp luật đã trao.
- Việc thực hiện tốt các quy định về hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên trên phương diện xã hội có ý nghĩa to lớn đó là sự chung tay, góp sức từ cộng đồng để trẻ em được sống vui vẻ, trở thành mầm non của đất nước,…
Có thể bạn quan tâm
- Thủ tục yêu cầu hạn chế quyền chăm nom của chồng sau ly hôn
- Cấp dưỡng là gì? Điều kiện phát sinh, chấm dứt quan hệ cấp dưỡng
- Hướng dẫn giành quyền nuôi con khi ly hôn
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề: “Hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên theo quy định pháp luật?”. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc. Nếu có vấn đề pháp lý cần giải đáp, vui lòng liên hệ lsx: 0833102102
Câu hỏi liên quan
Theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 85 thì trường hợp này, cha, mẹ sẽ bị hạn chế quyền đối với con.
Hành vi xúi giục, ép buộc con chưa thành niên làm những điều trái pháp luật, trái với đạo đức xã hội bao gồm những hành vi sau: Dụ dỗ, lôi kéo con đi lang thang; Dụ dỗ, lừa dối, ép buộc con mua, bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng trái phép chất ma túy; Lôi kéo con đánh bạc; Dụ dỗ, lừa dối, dẫn dắt, chứa chấp, ép buộc con hoạt động mại dâm,…Những hành vi này có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và ảnh hưởng đến tương lai của con.
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 87 Luật Hôn nhân và gia đình; trong trường hợp cha, mẹ đã bị Tòa án tuyên hạn chế quyền đối với con chưa thành niên thì vẫn phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
Cha, mẹ vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom; chăm sóc đối với con chưa thành niên là việc cha, mẹ không quan tâm đến co chưa thành niên; không thực hiện các biện pháp quản lí con cũng như không bảo vệ con một cách tốt nhất; làm con chưa thành niên bị thiệt hại về sức khỏe, danh dự, nhân phẩm.