Theo quy định của pháp luật; hàng hóa lưu thông trên thị trường trong hoạt động thương mại đều phải được niêm yết giá và bán theo giá đã niêm yết. Tuy nhiên; thực tế vẫn còn nhiều tổ chức, đơn vị chưa thực hiện việc niêm yết này theo đúng quy định của pháp luật; hoặc thực hiện một cách đối phó. Vừa qua lợi dụng tình hình phức tạp của dịch bệnh Covid-19; và giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg; nhiều cửa hàng đã tăng giá bán hàng hóa cao hơn giá niêm yết gây bức xúc trong dư luận. Vậy những cửa hàng bán hàng hóa có hành vi bán cao hơn giá niêm yết hàng hóa bị xử phạt như thế nào?. Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu ngay sau đây.
Căn cứ pháp lý
Nghị định 177/2013/NĐ-CP
Nghị định 49/2016/NĐ-CP
Thế nào là niêm yết giá hàng hóa ?
Theo quy định tại Khản 6 Điều 4 Luật giá 2012; niêm yết giá là việc tổ chức, cá nhân sản xuất; kinh doanh thông báo công khai bằng các hình thức thích hợp; rõ ràng và không gây nhầm lẫn cho khách hàng về mức giá mua; giá bán hàng hóa, dịch vụ bằng Đồng Việt Nam.
Việc niêm yết giá được thực hiện bằng cách in, dán, ghi giá trên bảng; trên giấy hoặc trên bao bì của hàng hóa; hoặc bằng hình thức khác tại nơi giao dịch hoặc nơi chào bán hàng hóa. Có nhiều mặt hàng thiết yếu sẽ phải niêm yết như niêm yết giá mặt hàng sữa, niêm yết giá thuốc,….
Trong nhiều trường hợp giá niêm yết được hiển thị dưới dạng bảng giá; có thể được in trên bao bì sản phẩm; gắn ở bên dưới sản phẩm hoặc treo một danh sách dài bao gồm nhiều sản phẩm khác nhau; và ghi rõ giá của từng sản phẩm đó. Giá niêm yết phải được ghi rõ ràng, không gây nhầm lẫn cho người mua. Giá niêm yết thường sẽ áp dụng cho người mua số lượng ít.
Thực hiện việc niêm yết giá hàng hóa theo quy định
Theo quy định việc niêm yết giá phải đảm bảo các điều kiện sau:
1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực hiện niêm yết giá theo các hình thức thích hợp, rõ ràng và không gây nhầm lẫn cho khách hàng về mức giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bằng cách in, dán, ghi giá trên bảng, trên giấy hoặc trên bao bì của hàng hóa hoặc bằng hình thức khác tại nơi giao dịch hoặc nơi chào bán hàng hóa, dịch vụ để thuận tiện cho việc quan sát, nhận biết của khách hàng, cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Đối với hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá thì tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh phải niêm yết đúng giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định và mua, bán đúng giá niêm yết. Đối với hàng hóa, dịch vụ không thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá thì niêm yết theo giá do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa quyết định và không được bán cao hơn hoặc mua thấp hơn giá niêm yết.
2. Đồng tiền niêm yết giá là Đồng Việt Nam trừ trường hợp pháp luật có quy định riêng.
3. Giá niêm yết là giá hàng hóa, dịch vụ đã bao gồm các loại thuế, phí và lệ phí (nếu có) của hàng hóa, dịch vụ đó.
Địa điểm thực hiện niêm yết giá hàng hóa
Căn cứ theo quy định tại Điều 17 Nghị định 177/2013/NĐ-CP, việc niêm yết giá được thực hiện tại các địa điểm sau:
1. Cơ sở sản xuất, kinh doanh (có quầy giao dịch và bán sản phẩm).
2. Siêu thị, trung tâm thương mại, chợ theo quy định của pháp luật, cửa hàng, cửa hiệu, ki-ốt, quầy hàng, nơi giao dịch thực hiện việc bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
3. Hội chợ triển lãm có bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
4. Các địa điểm khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy theo quy định trên; cửa hàng bán hàng hóa có quầy giao dịch và bán sản phẩm; thực hiện mua bán hàng hóa ; sẽ là một trong những nơi phải thực hiện việc niêm yết hàng hóa theo quy định.
Hành vi bán cao hơn giá niêm yết hàng hóa bị xử phạt như thế nào?
Khoản 5 Điều 1 Nghị định 49/2016/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 109/2013/NĐ-CP; quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn; có quy định về việc xử lý đối với hành vi không niêm yết giá hàng hóa như sau:
Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ tại địa điểm phải niêm yết giá theo quy định của pháp luật;
Bên cạnh đó, nếu vi phạm nhiều lần; hoặc tái phạm về hành vi này thì có thể bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
Như vậy theo quy định trên; cửa hàng bán hàng hóa nếu có hành vi tăng giá bán hàng hóa cao hơn giá niêm yết hàng hóa sẽ bị xử phạt từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Trường hợp cửa hàng đó vi phạm nhiều lần; có thể bị phạt tiền với mức cao hơn là từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Cảnh sát giao thông có quyền kiểm tra hàng hóa trên xe không?
- Quy định của pháp luật về hành vi khuyến mại hàng hóa hết hạn
- Bồi thường thiệt hại do hàng hóa không đảm bảo chất lượng như thế nào?
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Hành vi bán cao hơn giá niêm yết hàng hóa bị xử phạt như thế nào?“. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.
Có thể bạn quan tâm
Theo Điều 4 Luật giá 2012 có quy định về hàng hóa, dịch vụ thiết yếu là những hàng hóa, dịch vụ không thể thiếu cho sản xuất, đời sống, quốc phòng, an ninh, bao gồm: nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu…
Công văn số 2601/2020 của Văn phòng Chính phủ về thực hiện Chỉ thị 16 cũng có nêu ra một số hàng hoá, dịch vụ thiết yếu, từng địa phương dựa theo tình hình kinh tế xã hội sẽ ra danh mục hàng hóa, dịch vụ thiết yếu chi tiết được phép kinh doanh, sản xuất;….
Đối với trường hợp vi phạm giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Chính phủ. Vi phạm quy định chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết như mua lương thực, thực phẩm, thuốc men, làm việc tại nhà máy, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu không bị đóng cửa, dừng hoạt động và các trường hợp khẩn cấp khác có thể bị phạt từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng theo Điểm a khoản 1 Điều 12 Nghị định 117/2020/NĐ-CP
Nhà nước thực hiện quản lý giá theo cơ chế thị trường; tôn trọng quyền tự định giá, cạnh tranh về giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh theo quy định; điều tiết giá theo quy định để bình ổn giá; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, người tiêu dùng và lợi ích của Nhà nước.
Nhà nước có chính sách về giá nhằm hỗ trợ khu vực có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; quy định nguyên tắc, phương pháp xác định giá đối với hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá phù hợp với nguyên tắc của nền kinh tế thị trường.