Buôn bán quần áo giả là hành vi vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, tình trạng buôn bán quần áo giả ở nhiều nơi vẫn tiếp diễn dù nhiều trường hợp đã bị xử phạt. Vậy hành vi bán quần áo giả mạo nhãn hiệu bị phạt bao nhiêu tiền?. Mới đây có một trường hợp đã bị xử phạt về hành vi bán quần áo giả mạo nhãn hiệu nổi tiếng. Cụ thể:
“Mới đây, Cục Quản lý thị trường (QLTT) Phú Thọ ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông V.H.C số tiền 33,5 triệu đồng, buộc nộp lại hơn 2 triệu đồng số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm, đồng thời buộc tiêu hủy 73 bộ quần áo cộc tay nam giả mạo nhãn hiệu Adidas.”
Căn cứ pháp lý
Luật Sở hữu Trí tuệ – Văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH 2019
Nghị định 99/2013/NĐ-CP ban hành ngày 29/08/2013
Thế nào là bán quần áo giả nhãn hiệu ?
Điều 213 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019 có quy định; về hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ. Theo đó, hàng hóa giả mạo nhãn hiệu là hàng hóa; bao bì của hàng hóa có gắn nhãn hiệu, dấu hiệu trùng; hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu; chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu; hoặc của tổ chức quản lý chỉ dẫn địa . Mọi hình vi xâm phạm làm tổn hại đến nhãn hiệu; đều phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật. Như vậy quần áo giả nhãn hiệu chính là hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ; các hành vi này sẽ phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
Hành vi bán quần áo giả nhãn hiệu có vi phạm pháp luật không?
Điều 129 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi 2009; 2019 về hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý
a) Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ trùng với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó;
b) Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ tương tự hoặc liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ;
c) Sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ trùng, tương tự hoặc liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ;
d) Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc dấu hiệu dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hóa, dịch vụ bất kỳ, kể cả hàng hóa, dịch vụ không trùng, không tương tự và không liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng.
Như vậy, hành vi bán quần áo giả nhãn hiệu vi phạm một trong những điều trên là vi phạm quy định của pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu. Tùy thuộc vào từng hành vi vi phạm sẽ có mức xử phạt khác nhau.
Hành vi bán quần áo giả mạo nhãn hiệu bị phạt bao nhiêu tiền?
Theo Điều 12 Nghị định 99/2013/NĐ-CP quy định về sản xuất; nhập khẩu, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ để bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu; chỉ dẫn địa lý như sau:
“1. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm đến 5.000.000 đồng:
a) Bán; chào hàng; vận chuyển, kể cả quá cảnh; tàng trữ; trưng bày để bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý;
b) Đặt hàng, giao việc, thuê người khác thực hiện hành vi quy định tại Điểm a Khoản này.
2. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
3. Phạt tiền từ 12.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm từ trên 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.
5. Phạt tiền từ 35.000.000 đồng đến 55.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm từ trên 40.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng.
……….
Như vậy tùy theo giá trị hàng hóa vi phạm sẽ tương ứng với mức phạt vi phạm hành chính đối với hành vi bán quần áo giả mạo nhãn hiệu.
Hình thức xử phạt bổ sung với hành vi bán quần áo giả mạo nhãn hiệu
– Tịch thu tang vật; phương tiện vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định từ Khoản 1 đến Khoản 11 Điều này;
– Đình chỉ hoạt động kinh doanh hàng hóa; dịch vụ vi phạm từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định từ Khoản 1 đến Khoản 11 Điều này.
Biện pháp khắc phục hậu quả với hành vi bán quần áo giả mạo nhãn hiệu
Điều 12 Nghị định 99/2013/NĐ-CP cũng quy định về biện pháp khắc phục hậu quả; với hành vi bán quần áo giả mạo nhãn hiệu
– Buộc tiêu hủy hoặc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý; nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất; kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu ;hoặc chỉ dẫn địa lý với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu công nghiệp; đối với hành vi vi phạm quy định từ Khoản 1 đến Khoản 11 Điều này;
– Buộc tái xuất đối với hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý; phương tiện, nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu được sử dụng chủ yếu để sản xuất; kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu; hoặc chỉ dẫn địa lý sau khi đã loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hóa; đối với hành vi vi phạm quy định từ Khoản 1 đến Khoản 10 Điều này;
– Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được; do thực hiện hành vi vi phạm quy định từ Khoản 1 đến Khoản 11 Điều này.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Quảng cáo gian dối, lừa đảo bán thuốc 3 đời bị xử lý như thế nào?
- Bán quần áo Quảng Châu có bị xử phạt không?
- Shipper bị lừa giao hàng cấm thì có bị xử phạt hay không?
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Hành vi bán quần áo giả mạo nhãn hiệu bị phạt bao nhiêu tiền?“. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Điều 213 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009,2019 quy định:
“Hàng hóa sao chép lậu là bản sao được sản xuất mà không được phép của chủ thể quyền tác giả hoặc quyền liên quan.”
Biện pháp ngăn chặn hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bao gồm:
– Tạm giữ người;
– Tạm giữ hàng hóa, tang vật, phương tiện vi phạm;
– Khám người;
– Khám phương tiện vận tải, đồ vật; khám nơi cất giấu hàng hóa, tang vật, phương tiện vi phạm về sở hữu trí tuệ;
– Các biện pháp ngăn chặn hành chính khác theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Giả mạo về sở hữu trí tuệ là tình trạng hàng hóa bị nhưng gắn nhãn trùng với sản phẩm chính hãng của doanh nghiệp. Những dấu hiệu này trùng hoặc khó phân với với sản phẩm hãng, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu, doanh nghiệp.