Hành vi bắt giữ giam người trái pháp luật xử lý như thế nào?

bởi ThuHa
Hành vi bắt, giữ, giam người trái pháp luật xử lý như thế nào?

“Xin chào luật sư. Em trai tôi quen với một nhóm bạn, do xảy ra mâu thuẫn nên nhóm bạn đó đã nhốt em trai tôi tại nhà riêng một ngày một đêm rồi chưa trả về. Hành vi đó có đủ dấu hiệu cấu thành tội bắt, giữ người trái pháp luật hay không? Theo quy định pháp luật hiện nay, hành vi bắt giữ giam người trái pháp luật xử lý như thế nào? Rất mong được luật sư hỗ trợ giải đáp thắc mắc. Tôi xin chân thành cảm ơn!”

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Với thắc mắc của bạn chúng tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Hành vi bắt, giữ, giam người trái pháp luật xử lý như thế nào?

Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật được quy định tại Điều 157 Bộ luật Hình sự 2015. Cụ thể như sau:

– Người nào bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 153 và Điều 377 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

  • Có tổ chức;
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
  • Đối với người đang thi hành công vụ;
  • Phạm tội 02 lần trở lên;
  • Đối với 02 người trở lên;
  • Đối với người dưới 18 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;
  • Làm cho người bị bắt, giữ, giam hoặc gia đình họ lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn;
  • Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của người bị bắt, giữ, giam mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:

  • Làm người bị bắt, giữ, giam chết hoặc tự sát;
  • Tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục nhân phẩm của người bị bắt, giữ, giam;
  • Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của người bị bắt, giữ, giam mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.

– Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Theo đó, bắt, giữ người trái pháp luật là hành vi ngăn cản, tước đoạt sự tự do dịch chuyển thân thể của người khác trái với quy định của pháp luật.

Hành vi bắt, giữ, giam người trái pháp luật xử lý như thế nào?

Dấu hiệu pháp lý hành vi bắt, giữ, giam người trái pháp luật

Khách thể của tội phạm

Các hành vi của tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật xâm phạm đến quyền tự do thân thể của công dân được pháp luật bảo vệ.

Mặt khách quan của tội phạm

Bắt người trái pháp luật: Được thể hiện ở hành vi khống chế người khác để tạm giữ hoặc tạm giam họ.

Việc khống chế này có thể dùng vũ lực hoặc các biện pháp khác nhau như trói, còng tay…

  • Giữ người trái pháp luật: Được thể hiện ở hành vi không cho người bị bắt đi đâu vượt ra ngoài sự kiểm soát của người phạm tội trong một khoảng thời gian ngắn.
  • Giam người trái pháp luật: Được thể hiện ở hành vi nhốt người bị bắt vào một nơi trong một thời gian nhất định (như nhốt ở trong nhà…).
  • Dấu hiệu khác: Hành vi bắt, giữ hoặc giam người nêu trên phải trái pháp luật.

Tội phạm hoàn thành kể từ khi người phạm tội có hành vi nhằm bắt, giữ hoặc giam người trái PL.

Mặt chủ quan của tội phạm

Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý.

Mục đích phạm tội chính là bắt, giữ giam người khác, tước bỏ quyền tự do của họ, làm họ lệ thuộc vào người phạm tội.

Chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội phạm là người có năng lực trách nhiệm hình sự, từ đủ 16 tuổi trở lên.

Bắt giữ người trong trường hợp khẩn cấp được quy định như thế nào?

 Theo Điều 110 Bộ luật này, căn cứ giữ người trong trường hợp khẩn cấp gồm:

– Có đủ căn cứ để xác định người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng; Người cùng thực hiện tội phạm hoặc bị hại hoặc người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm chính mắt nhìn thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn;

– Có dấu vết của tội phạm ở người hoặc tại chỗ ở hoặc nơi làm việc; hoặc trên phương tiện của người bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ.

Về trình tự bắt, giữ người khẩn cấp; lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp phải ghi rõ họ tên, địa chỉ của người bị giữ; lý do; căn cứ giữ người quy định tại khoản 1 Điều 110′ và các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 132 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.

Theo đó, lệnh bắt phải ghi rõ ngày, tháng, năm, họ tên, chức vụ của người ra lệnh; họ tên, địa chỉ của người bị bắt và lý do bắt. Lệnh bắt phải có chữ ký của người ra lệnh và có đóng dấu. Người thi hành lệnh phải đọc lệnh; giải thích lệnh; quyền và nghĩa vụ của người bị bắt và phải lập biên bản về việc bắt.

Biên bản phải ghi rõ ngày, giờ, tháng, năm, địa điểm bắt, nơi lập biên bản; những việc đã làm; tình hình diễn biến trong khi thi hành lệnh bắt; những đồ vật, tài liệu bị tạm giữ; và những khiếu nại của người bị bắt.

Khi tiến hành bắt người tại nơi người đó cư trú; phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn và người láng giềng của người bị bắt chứng kiến. Nếu bắt người tại nơi người đó làm việc; phải có đại diện cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc chứng kiến. Bắt người tại nơi khác; phải có sự chứng kiến của đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi tiến hành bắt.

Như vậy, dù là bắt người trong trường hợp khẩn cấp; phải có lệnh bắt, có chữ ký và có dấu của người, cơ quan có thẩm quyền nêu trên; phải lập biên bản với đầy đủ thông tin người bị bắt, lý do… Đồng thời; tại thời điểm bắt người phải có sự chứng kiến của chính quyền địa phương; hoặc cơ quan, tổ chức nơi làm việc.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Hành vi bắt, giữ, giam người trái pháp luật xử lý như thế nào?“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dò mã số thuế cá nhân; hợp thức hóa lãnh sự; giấy phép bay Flycam…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Cơ quan nào có quyền ra lệnh bắt giam người?

Chánh án, phó chánh án tòa án nhân dân và tòa án quân sự các cấp bao gồm thẩm phán giữ chức vụ chánh tòa, phó chánh tòa, hội đồng xét xử quyết định bắt bị can, bị cáo để tạm giam trong giai đoạn xét xử theo quy định.

Khi nào được coi là bắt giữ người đúng pháp luật?

Bắt người đúng pháp luật là bắt người theo đúng quy đinh của pháp luật nhằm kịp thời ngăn chặn hành vi phạm tội của họ, ngăn ngừa họ trốn tránh pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự.

Những trường hợp nào được bắt giữ người theo quy định của BLHS?

Theo quy định Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 có 4 trường hợp sau được phép bắt, giữ người:
– Giữ người trong trường hợp khẩn cấp
– Bắt người phạm tội quả tang
– Bắt người đang bị truy nã
– Bắt bị can, bị cáo để tạm giam

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm