Hiện nay, hành vi trộm chó xảy ra ở rất nhiều địa phương; gây mất an ninh, trật tự; và khiến dư luận vô cùng bức xúc. Khi bắt được những kẻ trộm chó, người dân thay vì giao cho công an giải quyết; thì lại hành hung, tự xử; và hả hê khi “tra tấn” những tên trộm. Mới đây nhất, vụ việc “Gia chủ đi tù vì chém người trộm chó” đã cho thấy sự căng thẳng; xung đột nghiêm trọng trong xã hội giữa những người nuôi chó; cộng đồng với những kẻ trộm chó. Vậy câu hỏi đặt ra là vì đâu lại xảy ra những cuộc chiến không khoan nhượng như vậy? Và hành vi đánh kẻ trộm chó sẽ bị xử lý như thế nào? Hãy cùng Phòng tư vấn pháp luật hình sự của Luật sư X tìm hiểu nhé!
Căn cứ pháp lý
- Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
- Nghị định 167/2013/NĐ-CP.
Nội dung tư vấn
Tại sao luôn xảy ra những cuộc chiến giữa người nuôi chó và kẻ trộm chó?
Hiện nay, hành vi trộm chó xảy ra tại nhiều địa phương; gây bức xúc trong dư luận. Con chó không những là vật giữ nhà; được gia chủ yêu mến mà nó còn là tài sản có giá trị (có thể là một vài triệu; có thể đến vài chục triệu đồng…). Vì thế, khi bị trộm chó thì chủ nhà và những người hàng xóm đều bức xúc.
Nhiều trường hợp người dân bắt được trộm chó; nhưng khi giao cho cơ quan có thẩm quyền thì xử lý chưa nghiêm. Thêm vào đó là những kẻ trộm chó ngày càng chuyên nghiệp; tinh vi và hung hãn; chúng có thể tấn công, sát hại những ai đuổi bắt.
Chính vì thế, mối quan hệ giữa những người nuôi chó; dân làng hàng xóm với những kẻ trộm chó trở thành thù địch; thậm chí “không đội trời chung“; gây ra nhiều vụ án mạng đau lòng.
Đánh kẻ trộm chó có vi phạm pháp luật không?
Trộm chó là hành vi gây bức xúc trong xã hội, đặc biệt là với những người yêu động vật. Khi phát hiện ra kẻ trộm chó, nhiều người đã lao ra đuổi bắt tên trộm; nếu chỉ là đuổi bắt bình thường và giao cho công an thì không bị coi là vi phạm pháp luật; bởi lẽ đó là hành vi phòng vệ chính đáng của người dân khi tài sản của mình bị trộm cắp. Tuy nhiên, có những trường hợp người dân không những đuổi theo bắt kẻ trộm chó mà còn tự trừng phạt bằng cách đánh người; thậm chí là gây chết người.
Với hành vi đánh người trộm chó là hành vi vi phạm pháp luật; và sẽ bị pháp luật xử lý.
Cụ thể, nếu đánh kẻ trộm chó và gây thương tích dưới 11%; thì sẽ bị phạt hành chính với mức phạt tiền từ 02 – 03 triệu đồng; về hành vi cố ý gây thương tích cho người khác theo điểm a khoản 3 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP.
“Điều 5. Vi phạm quy định về trật tự công cộng
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Tàng trữ, cất giấu trong người, đồ vật, phương tiện giao thông các loại dao, búa, các loại công cụ, phương tiện khác thường dùng trong lao động, sinh hoạt hàng ngày nhằm mục đích gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích cho người khác;”
Nếu đánh kẻ trộm chó và gây thương tích trên 11%; hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp như: dùng hóa chất nguy hiểm; thực hiện với người dưới 16 tuổi; dùng hung khí nguy hiểm;… thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội cố ý gây thương tích.
Hành vi đánh kẻ trộm chó bị xử phạt như thế nào?
Những trường hợp đánh người trộm chó, thậm chí đánh chết kẻ trộm chó đã được báo chí đưa tin rất nhiều; có trường hợp bị xử lý hành chính; nhưng cũng có nhiều trường hợp bị xử lý hình sự. Dù vậy, do quá bức xúc với sự liều lĩnh của những kẻ trộm chó mà nhiều người dân vẫn để bản thân vướng vào vòng lao lý; khi đánh kẻ trộm chó đến mức có khả năng gây chết người; như vụ việc “Gia chủ đi tù vì chém người trộm chó” .
Mặc dù kẻ trộm chó xứng đáng bị trừng phạt; tuy nhiên, việc trừng phạt phải dựa trên các quy định của pháp luật. Trong trường hợp bắt buộc phải dùng vũ lực đẻ giữ kẻ phạm tội thì Điều 24 Bộ luật Hình sự 2015 quy định như sau:
“Điều 24. Gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội
1. Hành vi của người để bắt giữ người thực hiện hành vi phạm tội mà không còn cách nào khác là buộc phải sử dụng vũ lực cần thiết gây thiệt hại cho người bị bắt giữ thì không phải là tội phạm.
2. Trường hợp gây thiệt hại do sử dụng vũ lực rõ ràng vượt quá mức cần thiết, thì người gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm hình sự.”
Như vậy, việc sử dụng vũ lực để bắt giữ người phạm tội sẽ chỉ hợp pháp khi nằm trong mức độ “cần thiết“. Tuy nhiên, giới hạn của “cần thiết” và “vượt quá mức cần thiết” trong những nhiều tình huống thật sự rất mong manh. Chỉ cần sự phẫn nộ của người dân bị đẩy lên cao; cùng với hiệu ứng đám đông; thì mỗi hành vi nhỏ của một nhóm người cũng có thể dẫn đến vượt quá mức độ cần thiết; tức là đánh đến độ thương tật; thậm chí là tử vong.
Những trường hợp đánh kẻ trộm chó gây thương tích nặng hoặc gây chết người; thông thường sẽ bị xử lý hình sự về tội “Cố ý gây thương tích” theo quy định tại Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015; hoặc “Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng; hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội” quy định tại Điều 126 Bộ luật Hình sự 2015.
Hi vọng rằng bài viết của Luật sư tư vấn sẽ giúp ích được cho bạn đọc. Hãy liên hệ khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ luật sư hình sự: 0833 102 102
Câu hỏi thường gặp
[sc_fs_multi_faq headline-0=”h4″ question-0=”Người trộm chó thì phạm tội gì?” answer-0=”Người trộm chó sẽ bị phạm tội trộm cắp tài sản theo quy định tại Điều 173 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).” image-0=”” count=”1″ html=”true” css_class=””]
[sc_fs_multi_faq headline-0=”h4″ question-0=”Tiêu thụ tài sản ăn cắp bị phạt tù khi nào?” answer-0=”Điều 323 Bộ luật Hình sự 2015 quy định, người nào không hứa hẹn trước mà tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có thì phạm tội tiêu thụ tài sản do phạm tội mà có. Người tiêu thụ tài sản và người phạm tội nếu có sự hứa hẹn trước về việc tiêu thụ tài sản phạm tội thì người tiêu thụ là đồng phạm Tội trộm cắp tài sản.” image-0=”” count=”1″ html=”true” css_class=””]
[sc_fs_multi_faq headline-0=”h4″ question-0=”Phạt hành chính với hành vi tiêu thụ tài sản trộm cắp là bao nhiêu?” answer-0=”Nếu người trộm cắp thực hiện lần đầu và tài sản trộm cắp giá trị dưới 02 triệu đồng thì người tiêu thụ tài sản trộm cắp bị phạt hành chính. Mức phạt hành chính với hành vi tiêu thụ tài sản trộm cắp được quy định tại Nghị định 167/2013/NĐ-CP cụ thể như sau: – Mua, bán, cất giữ hoặc sử dụng tài sản của người khác mà biết rõ tài sản đó do vi phạm pháp luật mà có thì bị phạt tiền từ 02 – 05 triệu đồng (theo điểm đ khoản 2 Điều 15); – Cầm cố tài sản do trộm cắp do người khác phạm tội mà có thì bị phạt tiền từ 20 – 30 triệu đồng (theo điểm b khoản 4 Điều 11). Tóm lại, hành vi tiêu thụ tài sản ăn cắp có thể bị phạt hành chính đến 30 triệu đồng, phạt tù đến 15 năm khi bị truy cứu trách nhiệm hình sự. ” image-0=”” count=”1″ html=”true” css_class=””]