Hành vi gọi điện thoại trêu người khác đã xuất hiện từ rất lâu. Khi điện thoại mới xuất hiện; chưa có danh bạ, ông bà chúng ta vẫn phải dùng cuốn sổ danh bạ mỗi khi cần gọi điện. Sau đó, điện thoại dần hiện đại hơn và có thể biết được danh tính của người gọi tới; hành vi gọi điện trêu người khác giảm dần. Thay vào đó, hành vi gọi điện trêu đùa công an hay gọi tới tổng đại được ưa chuộng hơn. Vậy hành vi gọi điện báo cháy giả có thể bị xử phạt như thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau:
“Vào khoảng 21h10, ngày 31/7; Phòng cảnh sát PCCC&CNCH – Công an Hà Tĩnh nhận được điện thoại của một người xưng là Nguyễn Quang Chung báo tin về vụ việc cháy nhà dân trên địa bàn. Sau khi nhận được tin báo, cảnh sát PCCC đã nhanh chóng đến hiện trường. Tuy nhiên, không phát hiện đám cháy nào cả. Sau khi điều tra; cảnh sát đã xác định được cuộc gọi báo cháy giả đến từ N.T.L. Quá trình làm việc với cơ quan công an, N.T.L. khai nhận, bản thân đã sử dụng điện thoại cá nhân của mình để gọi điện báo tin cháy giả qua số tổng đài 114 nhằm mục đích trêu chọc lực lượng công an.”
Căn cứ pháp lý
Trách nhiệm hành chính đối với hành vi gọi điện báo cháy giả
Theo đó, hành vi gọi điện báo cháy giả có thể bị xử phạt về một trong hai hành vi theo quy định tại Điều 5 và Điều 40 Nghị định 167/2013/NĐ-CP.
Đối với hành vi báo tin giả
Theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP; hành vi báo thông tin giả đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
Đối với hành vi báo cháy giả
Theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 40 Nghị định 167/2013/NĐ-CP; hành vi báo cháy giả có thể bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Giải quyết tình huống
Do N.T.L. sinh năm 2005 nên hiện tại đã hơn 14 tuổi. Đã đủ tuổi chịu trách nhiệm hành chính. Tuy nhiên, do N.T.L. hiện tại chưa đến tuổi lao động; vậy nên N.T.L. cũng chưa có thu nhập. Hình phạt tiền sẽ do cha, mẹ, người giám hộ của N.T.L thực hiện.
Có thể thấy hành vi gọi điện báo cháy giả của N.T.L rơi vào hai hành vi với hai mức xử phạt khác nhau. Tuy nhiên theo nguyên tắc thu hút, hành vi có cấu thành nặng hơn sẽ thu hút hành vi cấu thành nhẹ hơn. Nhìn từ hai hành vi; có thể thấy hành vi báo cháy giả phù hợp hơn hành vi báo thông tin sai sự thật rất nhiều.
Vậy nên; hành vi của N.T.L. có thể phải đối mặt với hình phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Có thể bạn quan tâm:
- Hành vi lừa đảo vờ chạy án để chiếm đoạt tài sản bị xử lý ra sao?
- Nhắn tin gọi điện xúc phạm người khác bị xử lý thế nào?
- “Bún mắng, bún chửi” có vi phạm pháp luật?
Thông tin liên hệ
Trên đây là quan điểm của Luật sư X về vụ việc “Hành vi gọi điện báo cháy giả có thể bị xử phạt ra sao? “. Để biết thêm thông tin chi tiết về vụ việc hoặc có những vấn đề pháp lý khó khăn cần giải quyết; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Hành vi báo cháy giả nếu là do nhầm lẫn nhưng thực tế tại thời điểm đó có một số tác nhân gây nên người báo cháy nhầm lẫn; nên báo cháy giả thì sẽ không bị xử phạt về hành vi báo cháy giả. Còn nếu khai là do nhầm lẫn nhằm trốn tránh việc xử phạt thì vẫn bị xử phạt về hành vi báo cháy giả như bình thường.