Xin chào LSX, tôi có một câu hỏi muốn nhờ luật sư tư vấn. Bên cạnh nhà tôi có một anh hàng xóm làm giả giấy tờ để bán cho người lao động, cụ thể là làm giả giấy khám sức khỏe và chứng chỉ ngoại ngữ. Vừa rồi tôi thấy anh hành xóm kia đã bị công an bắt. Tôi rất thắc mắc anh ta làm giả giấy tờ bị xử lý thế nào? Anh hàng xóm nhà tôi có bị chịu trách nhiệm hình sự hay không? Nếu có thì sẽ đi tù bao nhiêu năm?
Chào bạn, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của LSX để hiểu rõ hơn nhé
Thế nào là làm giả giấy tờ?
Xã hội phát triển kéo thêm nhiều loại hình lừa đảo phát triển theo. Với công nghệ thông minh mà hiện trạng mua bán, làm giấy tờ giả diễn ra phổ biến. Đây là hành vi vi phạm pháp luật sẽ bị xử phạt và đã có chế tài cụ thể được quy định cụ thể trong luật. Trước tiên hãy tìm hiểu thế nào là hành vi làm giả giấy tờ, tài liệu. Theo đó có thể hiểu
– Làm giả tài liệu, con dấu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức: Là hành vi của người không có thẩm quyền cấp giấy tờ nào đó nhưng lại tạo ra các giấy tờ này bằng các phương pháp, mánh khóe nhất định để coi nó như thật và việc làm giả này có thể là giả toàn bộ hoặc chỉ từng phần.
Hành vi vi phạm này hoàn thành kể từ khi người không có thẩm quyền tạo ra được các giấy tờ giả của cơ quan Nhà nước, tổ chức nào đó (có thể không có thật hoặc đã bị giải thế) mà không cần biết những giấy tờ này sẽ được sử dụng vào mục đích gì.
– Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả khác của cơ quan Nhà nước, tổ chức: Là hành vi dùng giấy tờ, tài liệu làm giả của cơ quan Nhà nước, tổ chức có thẩm quyền làm giấy tờ, tài liệu đó để lừa dối cơ quan, tổ chức khác hoặc công dân.
Với trường hợp này, người vi phạm không có hành vi làm giả giấy tờ, tài liệu nhưng có hành vi sử dụng chúng để lừa dối cơ quan Nhà nước, tổ chức hoặc công dân khi thực hiện giao dịch hoặc thủ tục nào đó.
Làm giả giấy tờ bị xử lý thế nào?
Theo như chúng tôi đã trình bày phí trên thì hành vi làm giả giấy tờ là hành vi vi phạm pháp luật và sẽ bị xử lý theo quy định. Tuy nhiên về mức độ xử phạt hành chính hay bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì phải dựa vào tính chất, hậu quả của sự việc thì mới có thể xác định được.
Về mức phạt hành chính hành vi làm giả giấy tờ
Nếu người có hành vi làm giả giấy tờ nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự như mục (1) thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định 144/2021/NĐ-CP như sau:
– Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
+ Làm giả, sử dụng giấy tờ, tài liệu, dữ liệu giả về cư trú để được đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú, khai báo thông tin về cư trú, cấp giấy tờ khác liên quan đến cư trú hoặc thực hiện hành vi trái pháp luật khác;
+ Làm giả, sử dụng sổ hộ khẩu giả, sổ tạm trú giả để đăng ký thường trú, tạm trú, cấp giấy tờ khác liên quan đến cư trú hoặc thực hiện hành vi trái pháp luật khác;
– Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi: Làm giả, sử dụng giấy tờ, tài liệu, dữ liệu giả để được cấp Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân;
– Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi: Làm giả Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
– Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi: Làm giả các loại giấy phép, giấy xác nhận, giấy chứng nhận, chứng chỉ về vũ khí, công cụ hỗ trợ và pháo;
– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi: Làm giả hồ sơ, tài liệu để đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự;
– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi: Làm giả Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự; Chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ;
– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi: Làm giả Giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu;
– Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi: Làm giả hộ chiếu, giấy thông hành, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế; giấy tờ cấp cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam hoặc thẻ ABTC.
Truy cứu trách nhiệm hình sự Tội làm giả giấy tờ theo Bộ luật Hình sự
Người nào có hành vi làm giả giấy tờ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức được quy định tại Điều 341 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017) như sau:
* Khung 1:
Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.
* Khung 2:
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
– Có tổ chức;
– Phạm tội 02 lần trở lên;
– Làm từ 02 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác;
– Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;
– Thu lợi bất chính từ 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
– Tái phạm nguy hiểm.
* Khung 3:
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
– Làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên;
– Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
– Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên.
* Hình phạt bổ sung:
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Mời bạn xem thêm:
- Cách coi đất có quy hoạch hay không năm 2023 như thế nào?
- Đăng ký lại khai sinh cần giấy tờ gì theo quy định hiện hành?
- Quy hoạch đất ở nông thôn là gì?
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Làm giả giấy tờ bị xử lý thế nào?” đã được LSX giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty LSX chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
Hành vi môi giới làm bằng giả có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức được quy định tại Điều 341 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 với vai trò là người đồng phạm.
Vấn đề đồng phạm được Điều 17 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định như sau:
(1) Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.
(2) Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.
(3) Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức.
(4) Người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành
người môi giới có thể phải chịu hình phạt sau khi thực hiện hành vi phạm tội với vai trò đồng phạm người giúp sức trong tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức được quy định tại Điều 341 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017
Căn cứ theo khoản 5 Điều 21 Nghị định 04/2021/NĐ-CP quy định cụ thể như sau:
Vi phạm quy định về cấp và quản lý văn bằng, chứng chỉ thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc hủy bỏ văn bản có nội dung trái pháp luật; hủy bỏ văn bằng, chứng chỉ được cấp lại không đúng quy định của pháp luật hiện hành về nội dung hoặc thẩm quyền đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;
b) Buộc hủy bỏ văn bằng, chứng chỉ hoặc bản sao văn bằng, chứng chỉ đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.
Như vậy chiếu với quy định trên thì không có quy định áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đối với hành vi này.
Mà chỉ có quy định về áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi này đó là buộc hủy bỏ văn bằng chứng chỉ.