Hành vi sử dụng các hình ảnh, tin nhắn tống tiền người khác hiện nay không còn xa lạ gì nữa. Đây là những hành vi vi phạm tới những quy định của pháp luật. Liên quan tới nội dung này, chúng tôi sẽ đề cập tới vụ việc đang gây xôn xao dư luận gần đây. Đây là vụ việc một nhóm người đã dàn cảnh ‘xin học trái tuyến’ để tống tiền hiệu trưởng.
Tóm tắt vụ việc
Nhóm Nguyễn Thuỳ Linh xưng danh phóng viên, sử dụng video về việc hiệu trưởng nhận tiền xin học trái tuyến để uy hiếp, tống tiền gần 200 triệu đồng
Nhóm này bàn nhau cách giả làm phụ huynh tiếp cận nữ hiệu trưởng rồi bí mật ghi âm, ghi hình. Phương quay được cảnh hiệu trưởng nói sẽ giúp và dặn chuẩn bị hai phong bì mỗi chiếc 10 triệu đồng.
Từ đây, nhóm này đến làm việc với hiệu trưởng. Khi được xin bỏ qua, nhóm này đề nghị đưa 100 triệu đồng để xoá video. Vị hiệu trưởng sau đó đã chuyển hai lần, mỗi lần 50 triệu đồng vào tài khoản của một người trong nhóm.
Sau khi chia nhau 100 triệu đồng cưỡng đoạt, Linh cung cấp thông tin cho một phóng viên báo khác để người này tiếp tục “liên hệ”. Nữ hiệu trưởng đồng ý sẽ đưa thêm cho Linh 80 triệu đồng để giải quyết dứt điểm sự việc.
Tối 2/8, Linh đang nhận 80 triệu đồng tại phố Đặng Thai Mai đã bị cảnh sát bắt quả tang.
Vậy với hành vi tống tiền như trên, nhóm đối tượng này sẽ bị xử lý ra sao? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!
Căn cứ pháp lý
Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017
Thế nào là hành vi cưỡng đoạt tài sản?
Cưỡng đoạt tài sản là hành vi đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản.
Đặc trưng cơ bản của tội cưỡng đoạt tài sản là người phạm tội đã có hành vi uy hiếp tinh thần của người có trách nhiệm về tài sản bằng những thủ đoạn đe doạ sẽ dùng vũ lực; thủ đoạn khác làm cho người có trách nhiệm về tài sản lo sợ mà phải giao tài sản cho người phạm tội
Đe doạ sẽ dùng vũ lực là hành vi (lời nói hoặc hành động) làm cho người bị đe doạ sợ nếu không giao tài sản cho người phạm tội thì sẽ bị đánh đập tra khảo, bị đau đớn về thể xác.
Thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần là những thủ đoạn mà người phạm tội sử dụng để uy hiếp tinh thần của người có tài sản; của người có trách nhiệm về tài sản như:
Doạ sẽ tố cáo với chồng về việc vợ ngoại tình; doạ sẽ tố cáo việc phạm tội; hoặc việc làm sai trái của người có tài sản hoặc người có tránh nhiệm về tài sản.v.v…
Hành vi tống tiền hiệu trưởng bị xử lý như thế nào?
Hành vi tống tiền hiệu trưởng, cưỡng đoạt tài sản sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điều 170, Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017:
Tội cưỡng đoạt tài sản có 4 khung hình phạt chính:
Khung 1:
Phạt tù từ 01 năm đến 05 năm nếu có hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản.
Khung 2:
Phạt tù từ 03 năm đến 10 năm nếu hành vi cưỡng đoạt thuộc một trong các trường hợp sau:
Có tổ chức;
Có tính chất chuyên nghiệp;
Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;
Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
Tái phạm nguy hiểm.
Khung 3:
Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh
Khung 4:
Phạt tù từ 12 đến 20 năm nếu thuộc vào một trong các trường hợp:
Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
Hình phạt bổ sung của hành vi tống tiền hiệu trưởng, cưỡng đoạt tài sản:
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng; hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Thực hiện hành vi tống tiền hiệu trưởng, cưỡng đoạt tài sản theo nhóm thì xử lý như thế nào?
Ngoài ra, trong vụ việc này, còn xuất hiện dấu hiệu đồng phạm trong hành vi cưỡng đoạt tài sản.
Đồng phạm là gì?
Điều 17, Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định như sau về đồng phạm:
1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.
2. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.
3. Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức.
Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.
Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.
Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.
Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.
4. Người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành.”
Đồng phạm tội danh cưỡng đoạt tài sản bị xử lý ra sao?
Theo quy định của pháp luật, đồng phạm phải chịu trách nhiệm hình sự về toàn bộ tội phạm là tất cả những người đồng phạm đều bị truy tố xét xử theo cùng một tội danh, cùng một điều luật và trong phạm vi chế tài của điều luật ấy.
Cụ thể, tại điều 58, Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định như sau về việc quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm:
Khi quyết định hình phạt đối với những người đồng phạm, Tòa án phải xét đến tính chất của đồng phạm, tính chất và mức độ tham gia phạm tội của từng người đồng phạm.
Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng hoặc loại trừ trách nhiệm hình sự thuộc người đồng phạm nào, thì chỉ áp dụng đối với người đó.
Giải quyết tình huống
Hiện tại, vụ việc của nhóm đối tượng trên vẫn đang được tiếp tục điều tra. Với hành vi tống tiền hiệu trưởng, cưỡng đoạt tài sản, để xác định được chính xác mức án cho từng thành viên trong nhóm đối tượng cần bổ sung thêm các tình tiết điều tra từ các đơn vị chức năng. Với các tình tiết hiện tại đã thu thập được, nhóm đối tượng sẽ bị truy cứu về tội danh cưỡng đoạt tài sản. Mức án của từng đối tượng sẽ tuân theo quy định tại điều 174, Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017, và tuân theo quy định về việc quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm theo điều 58 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017.
Mời bạn xem thêm bài viết:
Vờ tuyển cộng tác viên để lừa đảo, nhóm thanh niên sẽ bị xử lý ra sao?
Hiệu trưởng bị tình nghi gây thất thoát hơn 17 tỷ có thể bị xử lý ra sao?
Youtuber cưỡng đoạt doanh nghiệp gần 2 tỷ sẽ đối mặt với mức án nào?
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về “Dàn cảnh để tống tiền hiệu trưởng nhóm đối tượng bị xử lý ra sao?”. Nếu có thắc mắc gì về vấn đề này xin vui lòng liên hệ: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản tài sản đó, hoặc sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
Công nhiên chiếm đoạt tài sản là hành vi công khai lấy tài sản trước sự chứng kiến của chủ sở hữu hoặc người có trách nhiệm quản lý tài sản mà không dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực hoặc bất cứ một thủ đoạn nào nhằm uy hiếp tinh thần của người quản lý tài sản.
Tội cướp tài sản và tội cưỡng đoạt tài sản đều có hành vi đe dọa dùng vũ lực; nhưng tính chất đe dọa ở hai tội khác nhau cơ bản. Tội cướp tài sản đe dọa ngay tức khắc sử dụng vũ lực; còn tội cưỡng đoạt tài sản đe dọa tương lai sẽ dung vũ lực, nếu bị hại không trao tài sản.