Chiều ngày 15/8, Công an phường Phú Hòa (TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương); tạm giữ C.P.A (SN 1990, quê An Giang) và L.T.C (SN 1996, quê Gia Lai). Theo đó, hai thanh niên đi xe máy; trong đó một người bó bột chân mang theo một số gói ma túy; qua chốt kiểm dịch Covid-19 ở Bình Dương thì bị phát hiện, bắt giữ. Vậy, hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy bị xử lý như thế nào? Hãy cùng Luật sư X tham khảo bài viết dưới đây
Căn cứ pháp lý
Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017
Nội dung tư vấn
Hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy
Vận chuyển trái phép chất ma túy là hành vi chuyển dịch bất hợp pháp; chất ma túy từ nơi này đến nơi khác dưới bất kỳ hình thức nào; mà không nhằm mục đích mua bán, tàng trữ hay sản xuất trái phép chất ma túy khác:
- Có thể bằng các phương tiện khác nhau như ô tô, tàu bay, tàu thủy,…;
- Trên các tuyến đường khác nhau như đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường thủy, đường bưu điện,…;
- Có thể để trong người như cho vào túi áo, túi quần, nuốt vào trong bụng, để trong hành lý như vali, túi xách v.v…
Hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy là một hành vi vi phạm mà bản thân người thực hiện vận chuyển khi bị cơ quan có thẩm quyền phát hiện sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật tương ứng với hành vi của mình.
Trách nhiệm hình sự của hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy
Vận chuyển trái phép chất ma túy khác có thể cấu thành tội danh khác như sau:
- Việc vận chuyển ma túy hoặc các tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội vận chuyển trái phép chất ma túy (Điều 250 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017) hoặc Tội vận chuyển tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy (Điều 253 BLHS 2015).
- Hành vi vận chuyển chất ma túy nhằm mục đích mua bán hoặc tàng trữ trái phép chất ma túy thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự Tội danh mua bán trái phép chất ma túy (Điều 251 BLHS 2015) hoặc Tội danh tàng trữ trái phép chất ma túy (Điều 249 BLHS 2015).
- Trường hợp một người mua bán các tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy rồi vận chuyển đến một địa điểm mới và tàng trữ các tiền chất đó, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tên tội danh là tàng trữ, vận chuyển, mua bán tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy (Điều 253 BLHS 2015)
Hình phạt đối với hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy
Như đã trình bày ở trên, tùy vào các dạng hành vi mà người phạm tội thì có những mức phạt khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung đối với việc vận chuyển trái phép chất ma túy thường sẽ bị truy cứu Tội vận chuyển trái phép chất ma túy (Điều 250) hoặc Tội mua bán trái phép chất ma túy (Điều 251). Theo đó, người phạm tội có thể bị phạt từ 2 năm đến 20 năm, chung thân hoặc tử hình.
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5 triệu đến 500 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Như vậy, hai thanh niên A và C đi xe máy; trong đó một người bó bột chân mang theo một số gói ma túy; qua chốt kiểm dịch Covid-19 ở Bình Dương thì bị phát hiện, bắt giữ. Trong đó, C có bó bột hết chân phải và trình bày được bạn chở đi khám sức khỏe do bị gãy chân. Tại cơ quan công an, hai đối tượng thừa nhận mua số ma túy trên về để sử dụng.
Như vậy, với mục đích mua về để sử dụng; A và C bị truy cứu trách nhiệm về; Tội mua bán trái phép chất ma túy theo Điều 251 Bộ luật hình sự 2015. Do đó, tùy khối lượng, loại ma túy mà A và C mua bán thì sẽ có mức hình phạt thích đáng.
Liên hệ Luật sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về; Hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy bị xử lý như thế nào? ; Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ số điện thoại 0833102102 để được hỗ trợ, giải đáp.
Xem thêm:
- Vận chuyển ma túy mà không biết có phạm tội không
- Thanh niên vận chuyển ma túy đến nơi cách ly thì bị xử lý như thế nào?
Câu hỏi thường gặp
Hành vi vận chuyển trái pháp chất ma túy được hiểu là hành vi chuyển dịch bất hợp pháp chất ma túy từ nơi này đến nơi khác; với bất kỳ hình thức nào (ô tô, tàu điện, tàu hỏa, xe máy,…); trên các tuyến đường khác nhau (đường sắt, đường hàng không, đường thủy, đường bộ,…). Hành vi vận chuyển không nhằm mục đích sản xuất, mua bán, tàng trữ trái pháp chất ma túy.
Chất ma túy là các chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong danh mục chất ma túy do Chính phủ ban hành.
– Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
– Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.
– Phạt tù từ 15 năm đến 20 năm., chung thân, tử hình