Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa giữa các doanh nghiệp kinh doanh với nhau. Ngoài ra nhãn hiệu còn giúp cho người tiêu dùng có thể nhìn nhận; đánh giá sản phẩm của doanh nghiệp. Trên thực tế, nhãn hiệu giữ một ví trí quan trọng trong kinh doanh hàng hóa; dịch vụ. Một nhãn hiệu hàng hóa được người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn; hay trở nên nổi tiếng không chỉ trong nước mà còn cả các nước khác. Nhãn hiệu đó sẽ giúp đánh dấu tên tuổi của doanh nghiệp kinh doanh. Do đó mà không ít những hành vi xâm phạm nhãn hiệu đã xảy ra. Vậy hành vi xâm phạm nhãn hiệu sẽ xử lý như thế nào? Hãy cùng Luật sư X đi tìm hiểu vấn đề này nhé!
Căn cứ pháp lý
Luật sở hữu trí tuệ – Văn bản hợp nhất 07/VPHN-VPQH 2019.
Nghị định 105/2006/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung nghị định 119/2010/NĐ-CP.
Nội dung tư vấn
Hành vi xâm phạm nhãn hiệu sẽ xử lý như thế nào?
Theo quy định khoản 16 Điều 4 :“Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau”
Hành vi xâm phạm nhãn hiệu là gì? Hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu được hiểu là các hành vi sao chép; làm giả; sử dụng trái phép toàn bộ hoặc một phần của nhãn hiệu đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu mà không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu đó.
Các hành vi được coi là vi phạm đối với nhãn hiệu.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 129 Luật sở hữu trí tuệ – Văn bản hợp nhất 07/VPHN-VPQH 2019.
- Sử dụng nhưng không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu.
- Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu đã được bảo hộ về cấu trúc, nội dung, ý nghĩa và hình thức thể hiện.
- Sử dụng cho hàng hóa, dịch vụ trùng với hàng hóa dịch vụ đã đăng ký cho nhãn hiệu đó.
- Có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ.
- Sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu đã được bảo hộ. Dấu hiệu đó gần giống với nhãn hiệu đã được bảo hộ về cấu trúc; cách phát âm hoặc ý nghĩa; nội dung hoặc hình thức thể hiện.
- Sử dụng cho hàng hóa; dịch vụ trùng hoặc tương tự hoặc liên quan với hàng hóa dịch vụ đã đăng ký cho nhãn hiệu đó.
- Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự hoặc dịch nghĩa; phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng.
- Có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa; gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng.
Hành vi xâm phạm nhãn hiệu sẽ xử lý như thế nào?
Quyền tự bảo vệ
Điều 198 Luật sở hữu trí tuệ – Văn bản hợp nhất 07/VPHN-VPQH 2019, để bảo vệ nhãn hiệu của mình:
- Áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm
- Yêu cầu tổ chức; cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải chấm dứt hành vi xâm phạm xin lỗi; cải chính công khai; bồi thường thiệt hại
- Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định
- Khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Các biện pháp xử lý hành vi xâm phạm nhãn hiệu
Các hành vi xâm phạm nhãn hiệu sẽ xử lý như thế nào? Do đó, mà các bằng bện pháp dân sự, hành chính hoặc hình sự sẽ được áp dụng:
- Biện pháp dân sự: Theo Điều 202 Luật sở hữu trí tuệ – Văn bản hợp nhất 07/VPHN-VPQH 2019. Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm; Buộc xin lỗi, cải chính công khai; Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự; Buộc bồi thường thiệt hại; Buộc tiêu hủy hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hóa; nguyên liệu; vật liệu; phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất; kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ.
- Biện pháp hành chính và biện pháp hình sự: Theo các Điều 211 và 212 Luật sở hữu trí tuệ – Văn bản hợp nhất 07/VPHN-VPQH 2019 ; Điều 4 Nghị định 105/2006/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung nghị định 119/2010/NĐ-CP.
Thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm nhãn hiệu
Thẩm quyền xử lý được phân cấp theo quy định tại Điều 200 Luật sở hữu trí tuệ – Văn bản hợp nhất 07/VPHN-VPQH 2019:
“1. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, các cơ quan Tòa án, Thanh tra, Quản lý thị trường, Hải quan, Công an, Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
2. Việc áp dụng biện pháp dân sự, hình sự thuộc thẩm quyền của Tòa án. Trong trường hợp cần thiết, Tòa án có thể áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật.
3. Việc áp dụng biện pháp hành chính thuộc thẩm quyền của các cơ quan Thanh tra, Công an, Quản lý thị trường, Hải quan, Ủy ban nhân dân các cấp. Trong trường hợp cần thiết, các cơ quan này có thể áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật.
4. Việc áp dụng biện pháp kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ thuộc thẩm quyền của cơ quan hải quan.”
Luật sư X tự tin hỗ trợ khách hàng một cách tốt nhất. Đảm bảo những quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng trong quá trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.
Quý khách vui lòng liên hệ số: 0833 102 102 để được tư vấn, hỗ trợ về dịch vụ. Hân hạnh được phục vụ quý khách!
Mời bạn tham khảo thêm:
Câu hỏi thường gặp
Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Theo khoản 20 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ.
Biện pháp công nghệ được hưỡng dẫn cụ thể tại khoản 2 Điều 21 Nghị định 105/2006/NĐ-CP. Theo đó cần đưa các thông tin chỉ dẫn về căn cứ phát sinh; Văn bằng bảo hộ; chủ sở hữu; phạm vi; thời hạn bảo hộ….; sử dụng các biện pháp kỹ thuật cần thiết để bảo vệ sản phẩm bảo hộ.
Theo quy định tại Điều 212 Luật sở hữu trí tuệ. Do đó các hành vi xâm phạm có yếu tố cấu thành thội phạm; hoàn toàn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Các hành vi cố ý xâm phạm quyền sở hữu đối với nhãn hiệu sẽ bị xử lý theo Điều 226 Bộ luật hình sự năm 2015 (sử đổi, bổ sung 2017).
Trước tiên doanh nghiệp có thể yêu cầu dừng hành vi xâm phạm; bằng cách gửi đi yêu cầu. Nếu hành vi còn tiếp tục có thể gửi đơn đến các cơ quan Tòa án, Thanh tra, Quản lý thị trường, Hải quan, Công an, Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề xâm phạm nhãn hiệu . Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu tư vấn về nhãn hiệu và các vấn đề liên quan của luật sư X, hãy liên hệ: 0833 102 102